User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 

Cầu Bình Lữ

     Trên đường từ Cầu Mỹ Thuận xuôi về Thị xã Vĩnh Long, dọc theo bờ Sông Cổ Chiên gần đến tỉnh lỵ gặp ngay một cây cầu bắt ngang qua một con Rạch nhỏ.  Đó là Cầu Bình Lữ.

2581 1 CauBinhLuPhanVTu

Chú thích: Cầu Bình Lữ trên đường đi vào Thị xã Vĩnh long.

     Rạch Bình Lữ là ranh giới giữa Phường 2 và Phường 9 thuộc nội ô Thành Phố Vĩnh Long. Rạch nầy, lúc thủy triều lên, nước từ Sông Cổ Chiên chảy vào ngang qua Quốc Lộ IA, cắt Quốc Lộ IA tại Cầu Bình Lữ, rồi uốn cong lên phía Phường 9. Chèo thuyền theo Rạch Bình Lữ có thể lưu thông đến Rạch Cái Cam và Rạch Tân Hữu.

     Theo tài liệu lịch sử Vĩnh Long, tên Rạch Bình Lữ có từ thời nhà Nguyễn Tây Sơn, bắt nguồn từ lúc Vua Quang Trung chiến thắng 20 vạn Quân Thanh ở thành Hà Hồi và  Ngọc Hồi miền Bắc.

     Nguyễn Nhạc tự xưng Trung Ương Hoàng Đế lấy hiệu là Thái Đức đóng đô ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ là Bắc Bình Vương, hiệu là Phúc Đức ở miền Bắc, còn Nguyễn Lữ là Đông Định Vương, hiệu là Phúc Thái ở miền Nam.  Nhà Tây Sơn được khai sinh kể từ đó.

2581 2 CauBinhLuPhanVanTu

Chú thích: Cầu Bình Lữ mới xây cất bằng bê-tông cốt sắt.

     Rất tiếc là nhà Tây Sơn chỉ tồn tại một thời gian rất ngắn. Sau khi Nguyễn Phúc Ánh cầu viện  2 vạn quân Xiêm bị Nguyễn Huệ đánh tan rả ở Rạch Gầm Xoài Mút (Mỹ Tho).

     Cuối cùng, Nguyễn Phúc Ánh phải cậy Giám mục Bá Đa Lộc nhờ người Pháp giúp sức. Kể từ đó, quân của Nguyễn Ánh mạnh dần, diệt được nhà Tây Sơn. Nguyễn Ánh lên làm vua lấy hiệu là Gia Long.

2581 3 CauBinhLuPh VanTu

Chú thích: Xóm nhà sàn dọc theo hai bờ Rạch Bình Lữ.

     Sau khi ba anh em nhà Tây Sơn là NHẠC - HUỆ - LỮ hóa ra người thiên cỗ, con Quang Trung là Nguyễn Quang Toản không giữ được đất nước. Gia Long thống nhất Nam Bắc lên ngôi ra lịnh giết sạch dòng họ nhà Tây Sơn. Vì thế, con cháu nhà Tây Sơn còn sống sót phải đổi Tên, đổi Họ hầu mong được sống còn.

     Con cháu Nguyễn Nhạc chạy qua Lào lấy là Họ MAI (có ý là mai danh ẩn tích). Con của Nguyễn Lữ là Nguyễn Bình chạy xuống phía Nam đổi là Họ LÊ tức là Lê Văn An.

2581 4 CauBinhLuPhanVanTu

Chú thích: Cửa Rạch Bình Lữ nhìn ra dòng sông Cổ Chiên.

     Xưa kia vùng đất phía Nam thuộc về Thủy Chân Lạp. Vùng đất nầy là vùng đất còn hoang vu nhiều lau sậy, là giang sơn của nhiều loại Rắn và Khỉ. Đoàn quân dân Việt tiến dần về phía Nam, đánh đuổi dân tộc thiểu số là người Khmer dồn họ vào những Sóc như: Sóc Trăng, Sóc Rừng (Vĩnh Long). Khi con cháu càng dần dần sinh sôi nẩy nở tạo lập thêm vùng đất mới: Vĩnh long, Sa Đéc, Long Xuyên.

     Nơi vùng đất Vĩnh Long, dọc theo bờ sông Cổ Chiên từ cầu Mỹ Thuận đổ ra biển Đông có nhiều nhánh sông nhỏ như: Rạch Cái Côn, Rạch Cái Cam. Trước khi vào Thành Phố Vĩnh Long phải qua một con Rạch nhỏ. Thuở xưa, Nguyễn Bình (con Nguyễn Lữ) cùng một số cận thần phải làm một cây cầu Tre bắt ngang qua cho tiện đi lại. Để ghi dấu tích làm kỹ niệm, nên dân chúng lấy tên Nguyễn Lữ và Nguyễn Bình ghép lại thành cầu BÌNH LỮ. Tên cầu Bình Lữ có từ đó!.

2581 5 CauBinhLuPhanVanTu

Chú thích: Thuyền chài đang bỏ neo ở vàm Bình Lữ.

     Ngày nay, trải qua bao năm tháng đổi thay, đứng trên cầu Bình Lữ, người dân đất Vĩnh biết được tên người đầu tiên khai phá vùng đất Long Hồ Vĩnh Long là Nguyễn Bình, tức là Lê Văn An, con của Nguyễn Lữ thuộc dòng dõi nhà Tây Sơn trong cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam.                                                                 

Phan Văn Tứ