User Rating: 0 / 5

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 

 

Ngày nay văn minh tiến bộ, nhiều trò Giải trí được phô bày khắp nơi: những trò chơi ở nơi Công cộng, những trò chơi Điện tử làm say mê lôi cuốn biết bao nhiêu người từ bé đến lớn. Đó là những nơi đô thị, còn chốn thôn quê thì sao?

C:\Users\Nitedream\AppData\Local\Microsoft\Windows\Temporary Internet Files\Content.Word\DSCN0819.jpg

Chú thích: Cây Kim Quít của Thầy Năm (Đông Y Sĩ) trên 100 tuổi.

          Chúng ta thử tìm về những nơi thôn quê hẻo lánh, những nơi mà người đời thường gọi là Văn Minh Miệt Vườn thì ở những nơi đó, thú vui của người dân quê chất phác gồm những gì? Họ tìm đến thiên nhiên qua những trò giải trí ra sao? Sau đây chúng ta lần lượt khảo sát:

Description: C:\Users\Nitedream\AppData\Local\Microsoft\Windows\Temporary Internet Files\Content.Word\DSCN0805.jpg

Chú thích: Cây Sung già cằn cỗi trước nhà Ông Ba ở xã An Phước.

          Mặt tiền mỗi nhà đều có một sân rộng lớn dùng để phơi lúa, phơi củi và những lúc hữu sự như: đám cưới, đám giỗ.v.v... Nơi đó cũng là nơi trưng bày Cây kiểng trồng trong những chậu bằng sành sứ để làm tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà. Tùy theo hoàn cảnh và sở thích lựa chọn của mỗi gia chủ mà Cây Kiểng được phân ra nhiều loại. Việt Nam ta thuộc vùng nhiệt đới, khí hậu nóng và ẩm, nên có nhiểu loại Cây kiểng khác nhau như: Kim Quít, Mai Xiêm, Cây sung.v.v.v...

          Cây Kim Quít (hình đầu tiên) là loại cây đặc biệt chỉ để làm Cây kiểng mà thôi. Cành lá mảnh mai dễ uốn nắn. Trái kim quít nhỏ bằng ngón tay út, hình quả trứng, khi chín màu đỏ thắm. Kim quít thuộc vào họ cam, vị chua có nhiều gai nhọn; nếu chịu khó cắt tỉa và uốn nắn tỉ mỉ, nó sẽ tạo ra nhiều hình dáng rất xinh đẹp.    

C:\Users\Nitedream\AppData\Local\Microsoft\Windows\Temporary Internet Files\Content.Word\DSCN0631.jpg

Chú thích: Hòn Non Bộ rất cần thiết trong bộ sưu tập Cây Kiểng.

Cây Mai Xiêm hay còn gọi mai chiếu thủy cũng là loại cây quý hiếm dùng để làm Cây kiểng. Mai xiêm có bông trắng, hình cánh hoa đeo tai, thường nở vào buổi sáng, tỏa mùi thơm bát ngát cả một vùng.

          Còn Cây Sung thường được trồng trước nhà, hoặc chung với Hòn Non Bộ tượng trưng cho sự sung túc, làm ăn phát đạt, tiền bạc dồi dào, tấn tài, tấn lợi, tấn bình an.

C:\Users\Nitedream\AppData\Local\Microsoft\Windows\Temporary Internet Files\Content.Word\DSCN0968.jpg

Chú thích: Tàu lá dừa là nơi làm bẫy gác cu.

Trong dân gian người ta thường có câu Ca dao:

“Ở đời có bốn cái Ngu,

Làm mai, Lãnh nợ, Gác Cu, Cầm chầu”.

Như vậy, Gác Cu là một trong bốn cái ngu ở trên đời. Nhưng gác cu có phải là cái ngu thật hay không? Điều đó, còn tùy theo cách nhìn của mỗi người. Ngày xưa, những người giàu có, suốt ngày không có việc làm, quanh năm rảnh rỗi đi gác cu. Về nhà chỉ lo chăm sóc cho mấy con chim cu làm niềm vui.

C:\Users\Nitedream\AppData\Local\Microsoft\Windows\Temporary Internet Files\Content.Word\DSCN0948.jpg

Chú thích: Cháu Khôi đang bỏ Cu Mồi vào Lục

Chim cu có nhiều loại: Cu xanh, Cu ngói và Cu đất...                                                             

Cu xanh có bộ lông màu xanh mướt, thức ăn là trái cây, thường thì chúng chỉ chuyền từ cây nầy sang cây nọ tìm trái chín và sâu bọ.

Cu ngói, bộ lông của nó màu nâu đỏ, thân hình nhỏ hơn cu xanh, cũng sống và bắt sâu trên cành cây. Thỉnh thoảng, chúng cũng bay xuống đất ăn lúa và côn trùng.

Riêng biệt là Cu đất, to hơn hai loại trên, chuyên ăn lúa. Chúng thường sống thành từng đàn, phá hại mùa màng, nhất là ăn mạ non của nông dân vừa gieo xuống ruộng, hoặc lúa chín vào mùa thu hoạch.

C:\Users\Nitedream\AppData\Local\Microsoft\Windows\Temporary Internet Files\Content.Word\DSCN0964.jpg

Chú thích Lục và Cu Mồi được gắn vào Cây Sào đưa lên tàu dừa.

Gác cu chỉ bắt loại cu đất mà thôi. Cu đất có tiếng gáy vang xa và hiếu chiến. Tùy theo tiếng gáy mà phân biệt: cu trơn, cu một, cu hai, cu ba....           

Thí dụ: Tiếng gáy: cụt.cút.cu.cu (1 lần, cu một), cụt.cút.cu.cu.cu. (2 lần, cu hai), không tiếng cu đệm phía sau là cu trơn, cu ba ít khi có, chỉ dành cho...

C:\Users\Nitedream\AppData\Local\Microsoft\Windows\Temporary Internet Files\Content.Word\DSCN0967.jpg

Chú thích: Cái Lục, Cu Mồi, Cây Sào đang đặt trên và dưới tàu dừa.

Chim cu trống lông màu nâu đậm, có nhiều cườm quanh cổ là chúa tể của một vùng. Chim cu mồi, được gọi là cu nổi, có tiếng gáy lớn vang xa và khích động cu rừng; khi được bỏ vào “Lục”, gắn vào đầu “Cây Khoèo” rồi  đưa lên Tàu dừa. Dưới đất có một con cu kèo, cu nầy gáy dở, tiếng gáy không ngân vang, nhưng siêng gáy: đúng là “điếc hay ngóng, ngọng hay nói.” Cu kèo gáy liên tục, làm cu mồi nghe gáy theo.

Khi cu mồi gáy vài lần thì lập tức có tiếng cu rừng gáy đáp lại. Đây là những tiếng gáy “dằn mặt” của cu chúa tể khu vườn. Nó tức tối hỏi thăm kẻ xăm nhập khu vực của nó.... Bỗng nhiên, có tiếng vỗ cánh đập phành phạch, một bóng cu rừng bay lượn trên không mấy vòng, rồi xà xuống tìm kẻ địch, đáp ngay phía ngoài tàu dừa. Cu rừng vừa gáy vừa bo, tiếng gụ.. gụ.. đầu gục ... gục... từ ngoài xông vào tấn công. Cu mồi trong Lục cũng vừa gáy vừa bo khiêu khích. Cu rừng càng thêm tức giận, áp sát vào giao chiến.

C:\Users\Nitedream\AppData\Local\Microsoft\Windows\Temporary Internet Files\Content.Word\DSCN0954.jpg

Chú thích: Ngồi núp dưới bóng dừa xem cảnh đá nhau của đôi cu gáy.

Tiếng bẫy sập xuống, cu rừng nằm gọn trong bẫy. Đem Lục, Cu mồi và Cu rừng xuống. Bắt Cu rừng bỏ vào bao vải, buộc chặt. Một chiến lợi phẩm đem về nhậu vui vẻ!!!

 

Phan Văn Tứ