User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 

Sài Gòn Cảnh Cũ Người Xưa (Thơ) & Nhắm Mắt Để Ghi NHớ Tốt Hơn (Sưu tầm)
***
I-Thơ : SÀI GÒN CẢNH CŨ NGƯỜI XƯA (Lê Khoa Cử)
(Trao về người Sài Gòn :Bs LC)
3943 1 SGCanhCuNguoiXuaLKC
Tôi nhớ Sài Gòn cảnh cũ xưa
Ngày thơ ơi tiếc mấy cho vừa
Bên đời lặng lẽ tôi an phận
Mòn mõi trông nhau nỗi nhớ thừa

Sài Gòn nhớ quá quê hương anh
Thổn thức tơ lòng tim nhịp nhanh
Thoáng thấy anh chờ nghe bối rối
Trao anh một chút tình mong manh

Sài Gòn còn đó hỏi người đâu...?
Vĩnh biệt Sài Gòn tôi vướng sầu
Cách trở đời nhau vì khác đạo
Tại tôi đành lỡ mối duyên đầu

Sài Gòn đâu phải của riêng tôi
Đất nước Việt Nam đẹp rạng ngời
Lịch sử oai hùng ghi đậm nét
Tình chung hoài niệm Sài Gòn thôi

Tha hương vẫn nhớ tuổi xuân xanh
Ước nguyện chung xây kết mộng lành
Một thuở yên bình bao kỷ niệm
Muôn người hạnh phúc mãn viên thành
LKC
***
II- Sưu tầm : NHẮM MẮT ĐỂ GHI NHỚ TỐT HƠN (Lê Khoa Cử)
3943 2 NhamMatGhiNhoLKC

        Để tăng cường khả năng nhớ, con người chỉ cần thư giãn và nhắm mắt sau khi tiếp nhận
Chỉ cần nghỉ ngơi và nhắm mắt trong 10 phút sau khi tiếp nhận thông tin, ký ức tạm thời của chúng ta sẽ trở thành ký ức dài hạn. Ảnh: blogspot.com.
       Livescience cho biết, các nhà khoa học của Đại học Edinburgh ở Scotland yêu cầu 33 người trong độ tuổi 61 đến 87 nghe hai câu chuyện ngắn kèm và yêu cầu tình nguyện viên ghi nhớ càng nhiều chi tiết càng tốt. Sau đó các chuyên gia chia tình nguyện viên thành hai nhóm rồi cho phép họ nghỉ ngơi trong 10 phút trước khi kể lại hai câu chuyện. Trong giờ giải lao, một nhóm ngồi yên và nhắm mắt trong một căn phòng tối, còn nhóm kia chơi một trò trên máy tính.
       Những người này được chia thành 2 nhóm: trong khi một nhóm tạm nghỉ, thì nhóm còn lại chơi trò chơi tìm điểm khác biệt trên máy vi tính. Cuối cùng họ sẽ phải kể lại câu chuyện mà họ nghe được.
Kết quả cho thấy nhóm nghỉ ngơi nhớ được nhiều chi tiết hơn so với nhóm chơi game.
       Một tuần sau, nhóm nghiên cứu lại yêu cầu tình nguyện viên kể lại hai câu chuyện. Số lượng chi tiết mà những người nghỉ ngơi nhớ vẫn lớn hơn hẳn so với những người kia.
      "Nghiên cứu của chúng tôi củng cố giả thuyết cho rằng quá trình ghi nhớ không chấm dứt ngay khi não tiếp nhận thông tin. Những hoạt động của con người ngay sau khi tiếp nhận thông tin ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ghi nhớ và lưu trữ của não", Michaela Dewar, nhà tâm lý học của Đại học Edinburgh, phát biểu.
       Nhóm nghiên cứu kết luận rằng, trong khoảng thời gian 10 phút nghỉ ngơi não bộ sẽ củng cố những ký ức mới nhất để biến chúng thành ký ức dài hạn. Nếu không có quá trình củng cố này, con người sẽ dễ dàng quên hẳn những ký ức tạm thời.
Nguồn: Ngoisao.net
Sưu Tầm LKC