TKH - banner 01

Search

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Visitor Counter

User Rating: 1 / 5

Star ActiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 
 
      Người tỵ nạn mang nhiều âu lo và luyến nhớ, ai cũng nhớ thương không nguôi cố hương, nơi chôn nhau cắt rún, nhớ những chiến hữu đã một thời chen vai sát cánh  bảo vệ từng cọng rau tấc đất quê nhà. Nhớ nhiều và nhớ tất cả, riêng tôi ngoài làng quê thân yêu, nơi tôi khóc chào đời trong vòng tay thân ái của mẹ cha, bà con cật ruột còn một địa danh nữa cũng khắc sâu trong ký ức của tôi, đến nay hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng mỗi lần hồi tưởng về xóm Cầu Cống, tôi nghe lòng mình ray rứt, ước mong.
 
 
      Từ Ngã Ba CầnThơ (tỉnh Vĩnh Long) theo quốc lộ 4, ta gặp cầu Tân Hữu, cầu Đường Chừa, đi thêm một cây số nữa tới cống nhỏ vắt ngang, đó là Cầu Cống (trước 1950 Tây bắt cầu ván ngang qua cống), khỏi Cầu Cống chừng một trăm thước, bên trái ta nhìn thấy dòng sông nhỏ chạy song song với quốc lộ, cây cầu ván bắt ngang nối liền hai bờ sông. Đây là Xóm Cầu Cống. Theo nhà Phật, dường như tôi có ”duyên” với xóm đó, chính nơi đây như là cái phao để tôi bám víu học hành và gặt hái ít nhiều thành tựu không đến ni buông trôi cuộc đời theo dòng xoáy của xã hội. Cầu Cống chỉ là xóm nhỏ, đầu thôn đến cuối xóm nếu rảo bước khoảng nửa giờ, ai ở đây chừng một tháng có thể quen mặt, biết tên hầu hết mọi người. Nơi tôi trọ học đầu tiên là xóm Chùa, tôi ngụ nhà bác Bảy Phối đi học với Tấn, Đức, con bác, không biết vì lý do nào hai bạn cùng thôi học khiến tôi bơ vơ nên có ý định đến ở tạm nhà ông bà Mười bên xóm Cầu Cống.  Về nhà mới, ông bà Mười hết lòng thương yêu và săn sóc tôi chẳng khác con ruột. Ông bà và cô Chín, con gái của hai người ngụ trong căn nhà rộng mênh mông. Ông là công nhân sở lục lộ, lương bổng dư sống vì vậy ông bảo tôi coi trong số bạn ai hiền lành rủ về nhà ở cho vui, ông cho biết ông dư sức nuôi hai ba đứa học trò như tôi để vui cửa, vui nhà. Ông bà Mười có dĩ vãng buồn tênh!! Con trai lớn của ông cũng là nhân viên sở Trường Tiền. Một buổi trưa anh đang ngồi cạnh chiếc hũ lô ngh mệt, một người bạn đồng sở tay chân táy máy làm cho chiếc hũ lô lăn bánh cán bẹp anh. (Lục lộ, trường tiền  tên gọi thời Pháp, nay là nhân viên ty Công Chánh.)

      Ông bà chỉ có một mụn con trai, nay anh vội vã ra đi khiến ông bà thêm hiu quạnh. Đó chính là lý do ông bà bảo tôi rủ bạn về ở cho vui. Xóm Cầu Cống gồm đa số là dân cư ngụ lâu đời, một số ít là người mới vì chạy loạn như dân An Phú Thuận, Cồng Cọc, Giáp Nước v v. Đặc điểm của xóm nầy là nhà cất hai bên đường đi khiến toàn xóm như được phủ che bởi màu xanh của lá. Trong xóm có khu  nhà lợp lá đơn sơ, vách cũng bằng lá, có nhà không cửa cái hay cửa cái bằng những miếng vạt tre, gia chủ hằng đêm cũng đóng cửa ra điều nhà ta đây cũng cửa đóng then gài môt cách tượng trưng, có nhà xiên xẹo nếu chẳng may một cơn gió mạnh thổi tới cũng đ bẹp xuống, thế mà chủ nhà cũng chưa có thì giờ sửa lại, hay là không có tiền để tu sửa, có nhà chẳng khác cái chòi, nóc dột te tua, họ đốn lá dừa nước trùm lên ở tạm. Cạnh đó, khu nhà khá giả, nhà ngói, vách bổ kho, hoặc xây tường gạch (nhưng rất ít) đường trước nhà rộng rãi, cầu ván chắc chắn, có lẽ gia chủ  hy vọng trong tương lai xe hơi có thể chạy tới nhà họ được. Nhà nhà đều có lu nước trước cửa. Họ chứa bằng lu lớn, khạp da bò hay hũ đường nước được lóng phèn trong vắt hoặc nước mưa, khách bộ hành ai khát cứ tự nhiên vào uống. Cạnh lu nước trên cây cột sát bên đã có sẵn chiếc gáo dừa, hoặc lon có tra cán. Người dân xóm Cầu Cống rất hiếu khách, ngồi chuyện vãn một chốc nếu nhằm bữa cơm bạn sẽ được gia chủ tận tình mời mọc, dạo tôi học ở xóm nầy tôi đã từng “tham gia” (ăn chực) nhiều lần ở nhiều nhà đặc biệt nhà anh Vinh, nhà Hà, Hương.
 

      Trước nhà ông Mười là nhà ông Út, ông Út búi tóc có tật một con mắt, ông ở trong nhà nhỏ với anh con trai, khổ ni anh nầy câm, dáng điệu anh câm khỏe mạnh, đẹp trai, tối  ngày tôi thấy anh xách cây chĩa đi quanh nhà. Ban đầu gặp anh tôi có v ké né, nhưng anh luôn cười như  chào hỏi, ít lâu sau tôi biết anh dùng cây chĩa để nht lá xoài, ông Út cho biết anh rất kỹ lưỡng không chịu để lá cây làm bẩn sân nhà. Qua con rạch nhỏ cạnh nhà ông Út là nhà anh Vinh. Nhà Vinh là đầu của xóm nhà giàu, cũng là nhà của một trong các người đẹp xóm Cầu Cống.  Xóm nầy có năm cô đồng trang lứa, cùng học chung lớp, chung trường với tôi..

      Em gái Vinh tên Cúc học chung với chúng tôi, hai tháng sau cô Cúc nghỉ học. Vinh thường đến nhà ông Mười tìm và mời tôi sang anh chơi. Mỗi ngày tôi đều ghé nhà rủ anh cùng đi học chung. Trước sân nhà anh trồng toàn huệ, sáng sớm hoặc chng vạng hương huệ lan tỏa một vùng gây cho khách vãng lai ngất ngây với hương vị lâng lâng dìu dịu của nó. Đôi khi  Cúc đến tận nhà trọ mời tôi sang nhà dùng cơm với gia đình. Vì phải ngồi chung bàn với ba anh, tôi mất cả tự nhiên, những lần như thế tôi lúng ta lúng túng. Trái lại về phía ba anh Vinh dường như ông rất vui, ông hỏi thăm về gia cảnh của tôi, những dự tính tương lai, học hành thi cử.

    Bốn trong năm người đẹp của xóm này là bà con cật ruột, cô còn lại ở tận quận Tam Bình, mới  nhập cư hơn ba năm. Cách nhà Vinh - Cúc chừng năm mươi thước là nhà Sương.  Sương con người thứ Chín, nên gọi các cô kia bằng chị, nhà Sương nghèo, quanh nhà cỏ mọc um tùm, ba Sương bị giam ở trại Giáo Hóa, có lẽ vì là cựu viên chức trong làng. Nhà còn mấy chị em với bà mẹ. Sương ít giao tiếp với ai, thỉnh thoảng tôi ghé thăm Sương và bác Chín gái. Bác niềm nỡ trái lại Sương lúc nào cũng mang v mặt cau có không vui.

    Cạnh đó là nhà của Hà, nhà có vườn rộng mênh mông. Vào mùa vú sa tôi thường được Hà rủ về nhà hái trái chín. Ba Hà, Bác Năm luôn cởi mở, trái lại anh kế của Hà mặt lầm lì khó thân thiện mặc dù chúng tôi đều cùng lớp
    Xéo nhà Hà là nhà Xuân, ba của Xuân thứ Tám trong tộc họ Lê, là tư chức ở Sài gòn, ngoài tên Xuân cô còn có tên là Jolie nghĩa là đẹp. Xuân ít nói, hay mắc cỡ. Tuy vậy mỗi lần chúng tôi tụ họp ở nhà Hà, Xuân vẫn luôn có mặt.
    Người bạn nữa là Hương, cô người Tam Bình, bỏ quê vì giặc Tây hay ruồng bố, lên sống với người chị để đi học. Chi Ba của Hương mở nhà Bảo Sanh kế nhà Hà. Chị là chị dâu của Hà. Chị Ba có tay làm mụ nên khách càng ngày càng đông, mỗi lần ghé nhà Hương chơi bao giờ cũng nghe tiếng khóc của trẻ sơ sanh, dù rằng Hương sống trong phòng riêng trước bảo sanh của chị Hương và tôi học nhất lớp nên các bạn cũng nể nang, các cô bạn kia luôn gọi Hương là chị. Hương thỉnh thoảng mời tôi về nhà chơi, lần hồi tôi quen thân với chị Ba. Chị luôn xem tôi như em út trong nhà, do vậy hôm nào có món ngon thế nào Hương cũng rủ tôi về cùng ăn. Lúc học trường làng, tôi nhút nhát mỗi khi phải tiếp xúc với phái nữ, ở đây tôi luôn cặp bạn với nữ, chơi đùa với họ mà không thấy ngượng ngùng như khi trước.
       Lúc bấy giờ lực lượng Việt Minh rất mạnh, họ tiến sát thành thị, cũng chính vì thế tôi biết có phong trào cấy nhao, theo lời tuyên truyền úp mở rằng cấy nhao có thể cãi tử hoàn sanh, trong xóm Cầu Cống bà con nói nhiều về chuyện ấy. Một lần tôi đi xem diễn kịch do các bộ đội Việt Minh phụ trách. Buổi trình diễn vào ngày rằm trăng sáng, trước đó một tuần tôi nghe các bạn nhỏ to sẽ đi xem hát. Tôi hỏi  họ bỏ đi không nói, nhưng cũng có người cho tôi biết địa điểm, giờ giấc.
      Hôm đó ông bà Mười về quê đám giỗ. Tôi xin phép Cô Chín đi dự lễ, cô không dám quyết định, nhưng khuyến khích. Cô nói:
- Cô không dám quyết định, nhưng nếu cháu đi cô sẽ đợi cửa.

      Vậy xem như xong, nhưng đi một mình không vui, tôi toan rủ Vinh cùng đi, nhưng nhớ lại Vinh có ông bố khắt khe nên lại thôi. Giờ tôi chỉ còn rủ Hường và Hà cùng đi xem, nếu cả hai từ chối, chắc tôi cũng bỏ cuộc luôn.
 

      Tôi đến rủ Hương, cô nàng nhiều lần xem kịch dưới quê Tam bình nên cũng hăng hái, Hương xúi tôi xin phép chị Ba dùm cô. Tôi làm gan xin phép chị Ba cho Hương cùng đi. Chị do dự chừng một phút đoạn gật đầu, chị dặn thêm là phải bí mật đừng để Bác Năm biết, nếu ba chồng chị hay chắc ông sẽ không cho Hương đi. Đúng như dự tính, trời vừa chạng vạng, tôi và Hương ra khỏi nhà, chúng tôi theo đoàn người đi dự lễ, hai đứa đi như bóng ma không chuyện trò. Qua khỏi trường học bây giờ bọn tôi mới dám thì thào. Đường khúc thì u tối bởi bóng cây, chỗ thì sáng sủa chúng tôi thấy rõ cảnh vật xung quanh. Dạo còn ở quê nhà mỗi lần gần tới rạp hát nghe tiếng  trống cơm, trống chầu vang lên  như có ai thối thúc nên càng rảo bước nhanh để mau tới rạp hát. Buổi diễn kịch hôm nay có v bán công khai vì ở gần đồn Tây nên không trống. Các loa cầm tay vừa đủ nghe không vang tiếng vọng ra xa. Khán đài được thắp sáng bằng đèn manchon, dăm hàng ghế cho người lớn, khán giả trung niên và trẻ nhỏ đứng xung quanh. Chúng tôi tới trễ, màn chào cờ và tuyên bố ý nghĩa của buổi trình diễn vừa xong. Chúng tôi xem một màn hài kịch phải nói là xuất sắc do  hai anh Vệ Quốc Đoàn thủ diễn. Vở kịch mô tả những lời ta thán của ông chủ quán, người Tàu về việc bị góp tiền liên miên, mỗi lần thu góp họ đều nói ”xin ủng hộ”,  lính kín Pháp bắt đánh đập  thấy mồ tổ người ta mà luôn miệng nói “điều tra”. Còn dân quân du kích tới nhà nào thường rà rê đợi tới bữa cơm dù chủ nhà mời lơi vẫn tự nhiên ngồi ăn miệng thì nói “tham gia” (tức là  ăn chực)…còn một  hiện tượng nữa là có nhiều người ghiền thuốc nhưng không mua (có thể không tiền). Gặp ai có bì thuốc thì xin hút ké nên có bài hát như sau:

    Xuân hạ thu đông, đủ bốn mùa
    Thuốc thì hay hút chẳng hay mua
    Thấy ai có thuốc rề rề tới
    Miệng hỏi, tay vấn đùa

    Hút rồi một điếu, điếu sơ-cua (secour =để dành…họ hút một điếu, điếu kia vắt ở mép tai)

      Lớp kịch vui chấm dứt, tới cảnh toàn dân nổi lên diệt Tây, màn nầy có bắn súng (pháo thay cho thuốc nổ). Tiếng súng nổ, sân khấu tối om, tiếng chạy rầm rập, tiếng xí xô xí xào khiến Hương hốt hoảng nắm chặt tay tôi. Sau đó Hương rụt tay về nói lắp bắp:
- Ngỡ là Tây tấn công thiệt, Hương hoảng hồn bây giờ còn run
Tôi cũng phụ họa:
- Họ làm như cảnh thật.
Tiếp theo là màn đơn ca và hợp ca, một số khán giả nhà xa lần lượt ra về. Hương đề nghị
- Hay tụi mình cũng về Sơn nhé.
Tôi đồng ý, cùng Hương ra đường đi về. Tôi hỏi Hương có thích v
kịch không?
Hương không trả lời thẳng mà hỏi lại tôi:
- Bộ Sơn muốn"điều tra” Hương sao? Cả hai đứa cùng cười vui vẻ.

      Trên đường về chúng tôi không còn kẻ trước người sau như bận đi. Hai đứa song đôi, chỉ trừ khi qua cầu tôi mới nhường Hương đi trước. Tới đoạn có bóng cây che rợp, đường đi tối lờ mờ dường như Hương sợ ma nên đi sát bên tôi hỏi:
- Sau nầy Sơn hút thuốc không?
Tôi đáp
- Chưa biết, nhưng nếu hút thuốc thì sao?
- Em sẽ đọc lại bài thơ Ông Chệt hát hồi nảy cho tới khi Sơn bỏ thuốc mới thôi.
- Chuyện đó hậu xét, nhưng mai mốt có đồ ăn ngon cho tôi "tham gia" với nhé.
- Hương sẽ “ủng hộ” bạn, khỏi lo. 
      Chúng tôi cười ròn rã, nụ cười vô tư lự. Tôi đưa Hương vô nhà chào hỏi chị Ba rồi vội vã về nhà vì tôi biết cô Chín vẫn thức đợi cửa.


Viết xong August 4,2013
Nguyễn Thành Sơn.

 

 

 

 

Add comment

Security code
Refresh

Tìm bài theo vần ABC

No articles to show.