TKH - banner 01

Search

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Visitor Counter

User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 
       
 
Dạo gần đây hình như có ít người còn bàn bạc trao đổi về vấn đề Danh dự.  Xã hội lòai người ngày càng đặt nặng tiền bạc, coi tiền bạc là thước đo giá trị con người:
Tiền là tiên là Phật,
Là sức bật tuổi trẻ,
Là sức khỏe tuổi già,
Là cái đà danh vọng,
Là cái lọng che thân,
Là cái cân công lý…
Thế nên các phạm trù đạo đức học cơ bản như Danh dự, Nhân phẩm…gần như bị quên lảng.
   Nhưng Danh dự là gì con nhỉ!  Phải chăng “Danh dự là tiến tăm tốt (P. Honneur ), có danh mà không có chức vụ” ( Đào Duy Anh) hay “Danh dự là phạm trù đạo đức học, thể hiện lòng tôn trọng đối với các tiêu chuẩn về hành vi đạo đức,  ý thức bảo vệ và giữ gìn những phẩm chất mà bản thân mình lấy làm tự hào và được người khác tôn trọng.  Mất Danh dự có nghĩa là mất sự tin yêu, mến phục của những người khác, và đối với người có Danh dự thì đấy là một tổn thất lớn nhất.  Người có Danh dự tôn trọng lời mình đã hứa và có ý thức bảo vệ Danh dự của bản thân, của dòng họ, của đòan thể, của Tổ quốc mình.  Người đó biết giữ gìn để không ai có thể chê trách phẩm giá của cá nhân mình, hoặc xúc phạm đến dòng họ, đòan thể, Tổ quốc.  Danh dự là nguyên tắc đạo đức khuyến khích lòng tự trọng của con người trong mọi cử chỉ và hành vi của mình” (Từ điển Bách khoa VN tập I )
   Dầu hòan tòan không có sản nghiệp vật chất, con cũng có một chút gì đó về tinh thần để mà tự hào.  Một chút đó chính là phẩm chất của con.  Khi con không có phẩm chất thì dầu con có giàu sang thế mấy đi nữa, con vẫn cảm thấy nghèo nàn, một thứ nghèo nàn sẽ làm con khốn khổ suốt đời.  Bao giờ con cũng sống với người khác.  Bởi lẽ đơn giản là con không thể tách khỏi xã hội lòai người.  Con cần sự tin yêu như cần hơi thở.  Đánh mất sự tin yêu, tôn trọng của người xung quanh thì thử hỏi con làm sao sống được, đừng nói chi là sống hạnh phúc.
   Danh dự còn quan hệ mật thiết với lòng tự trọng.  Người tự trọng là người biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, Danh dự của mình.
Cũng là”con” nhưng con người vượt trên con vật ở rất nhiều điểm, đặc biệt là về mặt tinh thần.  Chỉ có con người mới có cuộc sống tinh thần phong phú. Do đó, chỉ có con người mới có Danh dự, mới biết tự trọng.
Theo mẹ, muốn có Danh dự, con luôn luôn “hãy tự biết mình” ( Nosce te ipsum) như lời Socrate đã dạy cách nay trên 2.500 năm. Hãy tự biết mình hay là hãy luôn luôn tự kiểm tra mình, tự phê bình và phê bình.  Đó là việc con kiểm điểm về ưu điểm, đặc biệt là khuyết điểm trong thời gian qua một cách trung thực và thành khẩn trước “tòa án lương tâm” trước khi con đưa ra tập thể để xin ý kiến.  Mục đích của tự phê bình và phê bình là nhằm làm rõ ưu điểm của tập thể và cá nhân để phát huy, làm rõ thiếu sót, khuyết điểm của tập thể và cá nhân để sửa chữa, qua đó, tăng cường đòan kết nôi bộ, nâng cao chất lượng họat động, đấu tranh với những việc làm sai trái, nêu cao Danh dự cá nhân hay tập thể
   Thế thì, Danh dự quan trọng biết là dường nào và rõ ràng đó là ranh giới phân biệt rạch ròi giữa con người và con vật.
Con quá “ suy tư “ về bản thân mình thì dễ trở nên thiếu tự tin, đầy mặc cảm tư ti, đâm ra rụt rè, nhút nhát, hay sợ sệt bâng quơ.  Ngược lại, nếu con không chịu tìm hiểu mình thì con sẽ đầy ảo tưởng, bồng bềnh trên chín từng mây, bị bọn xu nịnh lợi dụng qua lời tán tỉnh để rồi cuối cùng, con phải lún sâu trong sai phạm, từng bước đi đến xảo trá, gian tham lừa bịp.  Đó là con đường đau khổ vô hạn cho con và vô cùng cho Mẹ.
Con ơi! Phải có can đảm xé toang bức màn đen ảo tưởng vô minh, cố gắng tìm hiểu và cân đo chính xác về chân giá trị bản thân mình! Tài sức của mình đến đâu mình họat động trong chừng mực đó!  Mình có một mà ảo tưởng là mười hay trông cậy vào thời cơ như há miệng chờ sung thì rõ ràng là u mê, tăm tối không sao tả xiết mà người xưa hay nói thẳng là ngu!
 
 
 
 
   Nghề nghiệp tự thân nó, không sang , không hèn.  Con đùng cho rằng nghề này hèn, nghề kia sang mà thêm tội vạ.  Bởi lẽ:
Nghề nào cũng trọng cũng hay,
Làm quan cũng quý, đi cày cũng sang.
Lao tâm lao lực bằng hàng,
Cũng là ích nước lợi làng kém ai.
Thế gian chỉ một thằng lười…
Chỉ có “thằng lười “ là đáng khinh mà thôi
   Xã hội luôn quý trọng sự siêng năng, cần kiệm.  Con siêng năng, cần kiệm con sẽ có cuộc sống an tòan về vật chất, bảo đảm về tư cách tức là giữ vững được Danh dự làm người.  Con thông minh, tài giỏi thế mấy mà con lười nhác, ngán ngại lao động thì cuộc đời con nhứt định chẳng ra gi!  Có những người khuyết tật mà vẫn tự lực, mưu sinh , không cần nhờ vả một ai!  Có người đi xe lăn từ sáng đến tối, nuôi cả mẹ già, con dại.  Với những người đầy nghị lực như vậy, Mẹ hết sức thán phục và quý mến.
   Thật ra, ai cũng muốn ăn trên, ngồi trước , sang cả, ngôi cao.  Nhưng tất cả những điều đó phải tương xứng với đức trọng tài cao và công lao đóng góp của mình đối với Tổ quốc, đối với xã hội.  Đó là lẽ đương nhiên và công bằng xã hội.  Con không cần bận tâm làm gì!  Bởi vì có người thì thông minh tài trí tuyệt vời, có người thì đần độn u mê, có người thì khỏe mạnh như voi, có người thì quanh năm ươn yếu, bịnh tật.  Nhìn lên để tiến thủ là cần thiết nhưng nhìn vào trong để “tự biết mình” mới là điều cực kỳ quan trọng.  Suy xét tận cùng, trên nền tảng dân chủ và nhân văn thì ai cũng như ai!  Mọi biểu hiện khiếp sợ hay ganh ghét đều xuất phát từ mặc cảm tự ti không chấp nhận được và càng phơi bày nội lực kém cỏi của mình!  Theo Mẹ cái quan trọng trong đời sống là Tình và Đức; trong đó, Danh dự giữ vai quan trọng.
   Muốn có Danh dự con phải là người tự trọng.  Muốn trở thành là người tự trọng, trước tiên, con phải biết tự lực, tức là đứng bằng đôi chân của mình.  Tự lực cánh sinh là dựa vào sức bản thân để đổi đời, là giải quyết các vấn đề sống còn của bản thân.  Con ơi! Lúc con còn bé bỏng, Mẹ có thể ẳm con trên tay, cõng con trên lưng, đội con trên đầu…Nhưng có điều tuyệt đối, cổ lai, chưa ai làm được là “đứng dùm” kẻ khác.  Cho nên,  bằng mọi cách và mọi giá, con phải tập tự đứng bằng đôi chân của mình con ạ!  Một điều tệ hại Mẹ thấy cần nói thẳng ra là nếu con không tự đứng được bằng đôi chân của mình thì chắc chắn trăm phần con không bao giờ “cao được” mà suốt đời, con chỉ ngồi, hay bò hoặc lết hoặc khủng khiếp hơn nữa là trườn như rắn, rít…
   Thêm nữa, là người, ai cũng có Danh dự.  Muốn bảo vệ Danh dự, con phải biết sỉ nhục tức là xấu hổ.  Ngày xưa, ông bà ta rất sợ bị làm nhục: Sĩ khả lục bất khả nhục ( kẻ sĩ có thể giết được nhưng không thể làm nhục được) bởi vì họ thà chịu chết chớ không chịu nhục ( ninh thọ tử bất ninh thọ nhục). Khi con biết hổ thẹn, đặc biệt là hổ thẹn trước lương tâm, con sẽ không dám làm càn. Lỡ con làm càn một lần con cũng không còn mặt mũi nào tái phạm.  Nếu con không kịp thời ngăn cái xấu thì một ngày nào đó, con sẽ trở nên”quen thuộc” với cái xấu , cái dở và ta nghiễm nhiên thành kẻ “mặt chay mày đá” lúc nào không hay.  Ai cũng sợ và xa lánh kẻ mặt chay mày đá; vì đó là kẻ vô liêm sỉ, “ hết xài” trong xã hội.
   Danh dự còn lệ thuộc vào tín nghĩa.  Lời con nói phải bảo đảm là thật.  Lời con hứa phải bảo đảm là chắc như đinh đóng cột.  Khi sai hẹn con phải xin lỗi.  Khi thất hứa con phải đền bù.  Và con phải biết ăn năn hối cải về những sai sót đó.  Làm được như vậy, con mới được người người tin yêu và con mới bảo vệ được Danh dự làm người.
Chuyện về Danh dự biết nói sao cho cùng.  Có điều Mẹ thấy cần phải nhắc nhở con là trước khi làm bất cứ việc gì con nên đắn đo, suy nghĩ đến hậu quả của nó và liên hệ hậu quả đó với Danh dự làm người của con, của Gia đình con, của dòng họ, của Tổ quốc con.
          Được vậy, Mẹ đã mãn nguyện lắm rồi.
Cô TY

 

Add comment

Security code
Refresh

Tìm bài theo vần ABC

No articles to show.