TKH - banner 01

Search

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Visitor Counter

User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 

Họp Mặt
Cựu Giáo Sư Thủ Khoa Huân và Bạn bè Thân hữu 30/8/2011

    Thắm thoát đã hơn một thập niên, mới trở về quê hương, được nhìn thấy những người thân thương trong gia đình, những bạn bè chí cốt từ thuở thiếu thời, những đồng nghiệp trong việc dạy học hơn mấy chục năm qua tại tỉnh Vĩnh Long. Thật là vô cùng xúc động, rưng rưng nước mắt!!!...

Chú thích: Họp mặt Cựu Giáo Sư Thủ Khoa HuânBạn bè Thân hữu tại Nhà hàng Vạn Thuận năm 2011

    Về đến Vĩnh long, ngày đầu tiên đi ra đường, tôi nghĩ ngay đến ngưòi bạn chí thân là Lê Hoàng Minh. Tôi lần theo con đường cũ, ra ngã tư  Ông Sụa, xuống cầu Khưu Văn Ba, đi suốt con đường dọc theo sông Cầu Lầu là đến. Vừa vô nhà, Lê Hoàng Minh từ bên trong bước ra, hai Anh Em ôm nhau khóc… Minh nói: Em tưởng đây là Giấc mơ, nào ngờ là Sự thật. Minh kể lại k niệm ngày chia tay sang Mỹ, chỉ có hai đứa biết là Hồ Văn Chính và Lê Hoàng Minh mà thôi. Một sự kiện khó quên.
    Rồi từ đó, hai Anh Em mới nẩy ra ý kiến là tổ chức một buổi họp mặt các Anh Em Cựu Giáo Sư Trường Thủ Khoa Huân và Bạn bè thân hữu sau thời gian hơn Ba thập niên xa cách.
    Buổi họp mặt nầy được thành công tốt đẹp, phần lớn do công lao của Giáo Sư Lê Hoàng Minh. Ông soạn thảo kế hoạch và tổ chức thật chu đáo: Từ việc lựa chọn Địa điểm, viết Thiệp mời, đích thân đi gởi thiệp mời, đặt Nhà hàng, ấn định thời gian….  

Chú thích: (Từ trái sang phải) Giáo sư Lê Hoàng Minh, Trưởng ty Giáo dục Đinh Văn Thiệt, Giáo sư Phan Văn Tứ, Tổng Quản Lý Kim Can

    Kết quả là buổi Họp Mặt được tổ chức tại nhà hàng Vạn Thuận ngày 30/8/2011. Trong đó có hơn 30 quan khách tham dự. Trong hình trên: Người đứng giữa Tôi và Lê Hoàng Minh là Thầy Đinh Văn Thiệt (90 tuổi), cựu Trưởng Ty Giáo Dục tỉnh Vĩnh Long, người Thầy mà tôi hằng kính yêu và quí mến nhất. Chính ông đã đem tôi từ một đứa bé ở nơi khỉ ho cò gáy để trở thành một Giáo Sư hiện nay.

    Vào năm 1954, khi đất bị chia đôi, Thầy Thiệt là người đầu tiên được đề cử từ Vĩnh Long xuống Chợ Lách để dạy Lớp Nhất ( Lớp 5). Tôi là một đứa học trò ngoan ngoãn, chăm chỉ nhất lớp. Kết quả là kỳ thi tuyển vào Đệ thất (Lớp 6) tôi đậu Thủ Khoa. Nhưng tôi lại là một cậu học trò ngổ nghịch phá Thầy thâm hiểm nhất.

    Hôm nay trưóc mặt Thầy cùng bạn bè, trò Tứ xin cung khai tội lỗi. Thuở đó, từ Vĩnh long xuống Chợ Lách, con đường đá cũ không có xe đò chạy, chỉ có xe đạp và xe gắn máy sử dụng mà thôi. Giữa mặt đường, đá lởm chởm, xe không chạy được. Xe đạp và xe gắn máy chỉ chạy ven hai bên lề. Lợi dụng yếu điểm đó, tụi Nhất Qu, Nhì Ma, Thứ Ba Học Trò mới bày ra cái trò phá Thầy để nghỉ học.

     Tôi còn nhớ rất rõ: Mỗi buổi sáng thứ hai, Thầy Thiệt từ hướng Bắc Cổ Chiên cỡi chiếc xe Mô-bi-lết vàng tè tè chạy xuống Chợ Lách để dạy học. Mỗi tuần như mọi tuần đều lặng lẽ trôi qua.

     Một sáng thứ hai nọ, chiếc xe Mô-bi-lết của Thầy tôi vừa qua khỏi Chợ xã Vĩnh Bình, bỗng nhiên xẹp bánh xe. Thầy ngồi xuống gở đinh ra và lầm bầm nguyền rủa: Thằng nào chơi ác quá. Vì xe bị bể bánh mà lúc bấy giờ đâu có người vá xe dọc đường, nên Thầy tôi phải è-ạch đẩy bộ. Con đưòng từ Chợ Vĩnh Bình xuống Chợ Lách dài hơn 3 cây số, mà phải đẩy chiếc xe bể bánh. Ác một nổi là cái bánh bể, nó cứ quấn rối nuồi phía sau, làm cho chiếc xe thêm nặng hơn. Đẩy được một khoảng đường, Thầy tôi mệt quá, dựng xe ngồi nghỉ. Tụi tôi núp hai bên đường theo dõi, thấy Thầy ngồi nghỉ, bèn túa ra, hỏi chuyện lăng xăng, rồi bảo Thầy để Tụi con đẩy cho, Thầy chỉ đi bộ thôi. Đẩy xe đến trường thì đã quá giờ vào lớp. Thầy trò toát mồ hôi... Mệt quá Thầy ơi!  Nghỉ học Thầy?  Được! Thầy cho tụi con nghỉ học một ngày. Thế là một ngày đầu tuần được tha hồ đi bắt dế, tắm sông, tát mương, đánh trỏng, tán u. v.v..

    Cái cảnh Thầy trò lúi húi đẩy chiếc xe Mô-bi-lết vàng trên con đường đá lởm chởm từ Chợ Vĩnh Bình đến Chợ Lách dài hơn 3 cây số, lại hiện ra trong tâm trí tôi, làm tôi không sao ngăn được cảm xúc trách móc. Hình ảnh đó cứ lãng vãng mãi trong đầu óc tôi. Nó thầm bảo tôi phải nói lên một lời ăn năn sám hối…Xin Thầy tha lỗi cho con.

Chú thích: Bắt tay thân mật chào mừng Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bữu

     Một điểm may mắn nhất hôm nay là nhận diện được một người Em họ, cả mấy chục năm nay, gần nhau mà không biết. Người Em Chú Bác đó là Phan Phú Lộc. Câu chuyện xãy ra như sau:
Rồi một hôm, Lê Hoàng Minh và Phan Phú Lộc đến thăm tôi. Trong lúc trà dư chuyện phiếm bắt đầu. Lê Hoàng Minh nhìn Tôi rồi nhìn Phan Phú Lộc, hỏi: giữa Anh Tứ và Anh Lộc, Ai lớn hơn? (Phan Phú Lộc thì tóc muối nhiều hơn tiêu, còn Tôi thì tóc chỉ vừa muối tiêu; riêng Cá nhân tôi năm sinh lại nhỏ hơn Phan Phú lộc). Tôi trả lời: sẽ giải đáp trong ngày họp mặt.

    Ngày hôm ấy, Tôi nhắc lại đoạn lịch sử Việt Nam năm 1867, khi quân Pháp đánh chiếm Thành Long Hồ, Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự tử. Ngưòi con trưởng là Phan Liêm thống lãnh một đạo quân qua Bắc Cổ Chiên, xuống Chợ Lách, vào mật khu Bến Tre kháng chiến chống Pháp. Người con kế là Phan Tôn thống lãnh một đạo quân lên Bắc Mỹ Thuận trực chỉ Sa Đéc. Ngưòi em út là Phan Ngữ cũng thống lãnh một đạo quân đi ngã Ba Càng tiến thẳng về Cần Thơ.
Phan Văn Tứ quê Chợ Lách - Bến Tre.   -   Phan Phú Lộc sinh quán Sa Đéc.

    Nha Sĩ Ba Mẫn trả lời ngay: anh em chú bác. Tứ vai Anh  -  Lộc vai Em.
    Phan Phú Lộc phải kêu Phan Văn Tứ bằng Anh.

    Đây là sự ngẩu nhiên tìm được nguồn gốc Anh Em chú bác, Hậu Duệ đời thứ 5 của Phan Thanh Giản, phát xuất từ Phan Liêm ở Bến tre và Phan Tôn ở Sa Đéc. Nếu những Ai có nguồn gốc phát xuất từ Phan Ngữ qua ngã Cần Thơ, xin cho biết???

Chú thích: Em Chú Bác mới nhận cùng họ Phan. Đó là Giáo Sư Phan Phú Lộc

    Trước khi bắt đầu chương trình Văn nghệ giúp vui cho buổi họp mặt hôm nay, Tôi có đề cập đến một Di Tích Lịch Sử thời Phan Thanh Giản. Đó là Cây Cột Cờ hiện đang cắm trong sân Thánh Thất Cao Đài. (Bài nầy đã được Giáo Sư Nguyễn Hữu Chánh, Cựu Hiệu Trưởng trường Nam Trung Học Thủ Khoa Huân Vĩnh long giới thiệu và đăng trên trang nhà Thủ Khoa Huân).

    Kế đó là phần Văn nghệ Nhạc sống tức là Văn nghệ mà khômg cần Nhạc đệm, với những Ca sĩ Cây Nhà Lá Vườn. Mở đầu là Giáo Sư Trần Diệu Hồng lên giới thiệu bài ca Vọng c mà ông sáng tác và chính tác gỉả biểu diễn rất xuất sắc, được khán giả v tay hoan hô nhiệt liệt.

    Nếu những ai ưa thích C Nhạc Việt Nam, xin liên lạc với Giáo Sư Trần Diệu Hồng sẽ được thưởng thức nhiều Bài Ca Vọng c mới toanh thật hấp dẫn?

Chú thích: Giáo Sư Trần Diệu Hồng đang trình bày Bản Vọng Cổ do ông sáng tác

    Để giúp vui và tăng thêm phần hào hứng là phần Xổ Số Trúng thưởng. Trong cuộc Xổ Số nầy có hai giải thưởng: một Giải Đặc biệt và một giải An ủi. Đầu tiên, mỗi người nhận một phiếu có số từ 1 đến 35. Những con số nầy được viết trước vào 35 tờ giấy nhỏ, bỏ và một cái nón, rồi được Giáo Sư Hồ Văn Chính đi vòng quanh phân phát mỗi người một phiếu.

    Cuộc xổ số bắt đầu. Người cầm nón đựng số của người tham dự bên nầy, người cầm nón chứa lô trúng bên kia. Bên nầy bóc ra đọc Số, bên kia bóc ra đọc Lô trúng. Giấy trắng: Trật, giấy trúng: có tên Giải thưởng, cứ tiếp tục cho đến khi có người trúng ..

Chú thích: Giáo Sư Hồ Văn Chính đang phân phát Phiếu Xổ Số

    Kết quả là Giáo sư Phạm Văn Nhơn trúng Giải Đặc biệt và Giáo sư Trần Văn Thông trúng giải An ủi.
    Trong hình trang sau là Thầy Đinh Văn Thiệt đang trao giải Đặc biệt cho Giáo sư Phạm Văn Nhơn.

    Mỗi lần nhắc đến Giáo sư Phạm Văn Nhơn (Giáo Vình) thì biết bao k niệm thời thơ ấu lại hiện ra: Là một học sinh sống xa quê nhà, Cha Mẹ không gần, ở Trọ ăn Cơm tháng. Một năm về quê 2 lần: Nghỉ hè và dịp Tết, thời gian còn lại sống nơi đất khách quê người. Hằng ngày hai buổi cắp sách đến trường, còn lại là một chuổi thời gian dài lê thê.

    Bởi thế, khi chiều xuống thường rủ Giáo Nhơn đi uống cà phê. Cả bọn gồm có bốn tên: “Nam – Nhơn – Tứ – Kiệt”, gọi là Tứ Quái. Nam bây giờ đang sống ở Úc châu, Nhơn còn ở lại Việt Nam, Tứ đang sống tại Cali, còn Kiệt thì hóa ra người thiên c.

    Khi xưa Bộ Tứ thường ngồi uống cà phê, hút thuốc phì-phà ở Quán thằng Hai Ghiền, bên kia dốc Cầu Lộ, đường đi vào cầu ông Địa để đón con Yến, con Hoàng, con của ông Thầy Giao đi học về mà thả dê ra.
    Mỗi khi Bộ Tứ vào quán thường kêu Bốn Xây chừng và Xám mánh cẩm xình (4 cà phê đen và 4 điếu thuốc), Thằng Paul Kiệt thường căn dặn: tụi bây uống xây chừng, đừng đái ra xây nại, nếu có rủi ro thì phải chạy mau qua tiệm Chú Thòn bên ngã tư rạp hát Lạc Thanh, mua ngay một hộp Sưu Độc Bá Ứng Hoàn uống vào, k
o mất giống.

    Thằng Paul Kiệt đã mất, Nam - Nhơn - Tứ mỗi đứa một nơi. Ôi thật là buồn !!!

Chú thích: Người may mắn nhất trúng Giải thưởng Đặt biệt là Giáo sư Phạm Văn Nhơn (tự Giáo Vình) đang mở phong bì.

    Ngoài ra, còn được tham dự buổi họp mặt của Đội Túc Cầu Cựu Học Sinh Thủ Khoa Huân hằng năm tổ chức tại Nhà hàng Hương Sen. Đội túc cầu nầy đã từng đem vinh quang về cho trường vào những năm 1970... Đội đã anh dũng đánh bại đội Võ Trường Toản Sài gòn, cầm chân đội Nghệ Sĩ Sài gòn. Chính đội bóng nầy đã làm ngọn đuốc soi đường cho những đội bóng của các trường trung học ở đồng bằng sông Cu Long thời bấy giờ.
   Sự hiện diện hôm nay gồm có những Cầu thủ xuất sắc như: Thiện – Ái – Luân - Thặng – Sơn – Thái – Vui - Đức - Hồng (con ông bầu Trâm trọng tài Quốc tế). Đồng thời còn có Huấn luyện viên trưởng là Thầy Lý và nhà dìu dắt khôn khéo đầy nhiệt tình là Giáo sư Lê Hoàng Minh.

    Xa cách nhau hơn ba chục năm, hôm nay Thầy Trò gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, các em đã trưởng thành làm nên sự nghiệp, có địa vị cao trong xã hội, không hổ thẹn với câu:” Khoẻ vì nước kiến thiết Quốc gia”
    Đồng thời cũng có cuộc gặp gỡ do Lực sĩ đẹp Nguyễn Hoàng Kiếm hướng dẫn cùng một số em cựu học sinh Thủ khoa Huân tại Quán Tương Lai. Hoàng Kiếm vẫn còn đẹp trai như thuở nào. Chúc các em mạnh tiến trên bước đường công danh.


Chú thích: (Từ trái sang phải) Châu Văn Hoàng, Hoàng Trọng Huy, Phan Phú Lộc, Hồ Văn Chính, Trần Diệu Hồng, Trần Văn Thông, Phạm Mimh Mẫn, Nguyễn Ngọc Bữu, Lê Hoàng Minh, Phạm Văn Cảnh (Tổng Cảnh), Huỳnh Văn Chất, Nguyễn Ngọc Thu, Đinh Văn Thiệt, Phan Văn Tứ, Kim Can, Phùng Ba, Phạm Văn Nhơn, Đỗ Khải Khoa………

    Lần về quê hương nầy thật có nhiều k niệm vui không bao giờ kể xiết: Sống lại dưới mái nhà xưa thời thơ ấu. Trở về quê Nội Xã Tân Thiềng viếng thăm mồ m ông bà tổ tiên. Gặp gỡ lại Anh Chị Em nay đã quá tuổi Thất Thập C Lai Hy.
    Đặc biệt nhất là được cháu Khôi dẫn đi thưởng thức Một trong Bốn Cái Ngu.

    Ca dao:                      

   Trên đời có bốn cái Ngu,
   Làm mai, hỏi nợ, gác cu, cầm chầu.    
 

   Sáng sớm, hai chú cháu đi bộ băng qua một cánh đồng còn đẩm giọt sương, kẻ xách lồng Cu mồi, người vác Sào lặng lẽ tiến bước. Đến nơi, Khôi giương sào ra, bỏ cu mồi vào lục. Dùng sào kéo tàu dừa quằng xuống. Gắn lục vào đầu sào, rồi đưa lục lên để trên tàu dừa. Khôi ra hiệu cho cu mồi gáy. Cu rừng nghe tiếng gáy đáp lại. Một lác sau, cu rừng bay về đá cu mồi. Hai võ sĩ đánh nhau. Tiếng gụ - gụ - gụ của hai võ sĩ trên tàu dừa làm hai chú cháu quên cả thời gian trôi qua. Cu rừng xông vào tấn công, cần lục sập xuống. Cu rừng nằm gọn trong bẩy. Thế là xong. Một chiến lợi phẩm mang về nhậu. Đây là một thú tiêu khiển tao nhã của nông dân sống với Văn Minh Miệt Vườn.

    Sau cùng, Kính chúc Sư phụ - Thầy Đinh Văn Thiệt, các Bạn Đồng Nghiệp - Cựu Giáo Sư Thủ Khoa Huân Vĩnh long, Bạn Bè Thân Hữu một năm mới Vạn Sự Như Ý.

 

Phan Văn Tứ

 

 

 

 

 

Add comment

Security code
Refresh

Tìm bài theo vần ABC