#2Quê Hương Vẫn Ngóng Đợi Em —
Đỗ Công Luận2016-06-22 23:28
Xin cám ơn Thầy Nguyễn Thanh Sơn đã khen tặng và có ý kiến về bài thơ. Theo tôi biết, từ HÓC có nghĩa là nơi xa xôi vắng vẻ, ít người lui tới. Hóc Bà Thức là vùng rừng giáp ranh BH đi qua Vĩnh Cửu, nơi xưa vắng vẻ, có một bà già tên Thức đi kiếm củi rồi bị lạc. Sau đó người dân đi tìm được nên đặt thành Hóc Bà Thức. Nơi đây ngày trước người Mỹ đã đặt căn cứ dã chiến để bảo vệ BH. Năm Mậu Thân nơi đây đánh nhau ác liệt, gần đây đã tìm hố chôn xác tử sĩ. Cách nhà tôi 2 cây số có Hóc Ông Che. Từ Hốc Môn viết sai, Hóc Môn, nơi xa xôi vắng vẻ có trồng nhiều môn nước. Có lẽ Hóc Bà Tó cũng vậy. Bản thơ tranh câu chót thiếu một chữ, tôi sẽ chỉnh sửa. Trân quý. ĐCL
#1Quê Hương Vẫn Ngóng... —
Sơn Thanh Nguyễn2016-06-21 19:16
Đỗ Công Luận có công ghi tất cả danh lam thắng cảnh của quê hương Biên Hòa. Ai muốn du lịch Biên hòa nên tìm đọc trước bài thơ của thi sĩ Đỗ Công Luận để nắm rõ một số đia danh như:chùa Châu Thới,Bửu Long; suối Máu,hóc Bà Thức. Tôi có một thắc mắc nhờ bạn Luận giải đáp giùm. Ở vùng từ Long An xuống đến Cà Mau để chỉ nơi xa xôi hoang vắng người ta thường nói "Hóc Bà Tó" xin hỏi Luận phải hóc Bà Thức cũng là Hóc BàTó là một địa danh mà hai tên? Phần kết, câu chót chỉ có bảy chữ nghe không thuận chắc là lỗi của ấn công. Thân chào, NTS
Comments
Theo tôi biết, từ HÓC có nghĩa là nơi xa xôi vắng vẻ, ít người lui tới. Hóc Bà Thức là vùng rừng giáp ranh BH đi qua Vĩnh Cửu, nơi xưa vắng vẻ, có một bà già tên Thức đi kiếm củi rồi bị lạc. Sau đó người dân đi tìm được nên đặt thành Hóc Bà Thức. Nơi đây ngày trước người Mỹ đã đặt căn cứ dã chiến để bảo vệ BH. Năm Mậu Thân nơi đây đánh nhau ác liệt, gần đây đã tìm hố chôn xác tử sĩ. Cách nhà tôi 2 cây số có Hóc Ông Che.
Từ Hốc Môn viết sai, Hóc Môn, nơi xa xôi vắng vẻ có trồng nhiều môn nước.
Có lẽ Hóc Bà Tó cũng vậy. Bản thơ tranh câu chót thiếu một chữ, tôi sẽ chỉnh sửa. Trân quý. ĐCL
Phần kết, câu chót chỉ có bảy chữ nghe không thuận chắc là lỗi của ấn công. Thân chào, NTS