TKH - banner 03

Search

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Visitor Counter

User Rating: 1 / 5

Star ActiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 

 

         Không biết từ khi nào tôi quen thân với chiếc khăn rằn của nông dân Nam Bộ. Nói theo kiểu dân miệt vườn là vừa “ nứt mắt” ra tôi đã bắt đầu làm quen với nó, khởi đầu từ bà mụ bất đắc dĩ ở xóm, khi má tôi chuyển dạ, không tới nhà Bảo Sanh kịp, kế đó là từ chiếc khăn rằn quấn cổ của ba tôi. Khi bà mụ bảo tôi là con trai, ba tôi mừng quá vội vào xem mặt cậu quí tử, đến ni ông quên lột chiếc khăn và chạy thẳng vào phòng sanh. Ba tôi vẫn theo quan niệm trng nam, khinh nữ của các  nhà nho xưa, ông hối hả vào xem mặt cậu con trai để chắc chắn răng mình đã có người nối dõi tông đường như câu chữ nho “ Nhất Nam viết hữu” Thời gian trôi nhanh, khi tôi biết lội sông, lội rạch ba má tôi mới cho tôi ra đồng, ra ruộng để cắm câu bắt ốc với các bạn cùng trang lứa. Ở nhà ba tôi luôn dùng chiếc khăn buộc trên đầu giống như các ông chức việc trong làng quấn khăn đóng, áo dài khi làm lễ cúng đình, cúng miễu; khi thì ông dùng khăn buộc trên đầu chừa hai mối.  Ngoài hai kiểu trên ông thích quấn cổ, bằng chiếc khăn không phải ông sợ lạnh  rồi ho, mà do thói quen của hầu hết  các nông dân miệt đồng ruộng.

          Nhắc đến chiếc khăn rằn, tôi không khỏi ngậm ngùi thương cảm những nông dân, người làm vườn vào thập niên năm mươi của thế k trước. Thời ấy đất đai còn hoang sơ, đồng ruộng vào những tháng năm, tháng sáu âm lịch, chỗ nào cũng cỏ lác cao khỏi đầu, nơi đây chính là sào huyêt của muỗi, bùi mắt (nhỏ hơn con muỗi, xuất hiên sáng sớm khi mặt trời chưa mọc, nó thường bu vào đầu  cắn rất đau và ngứa), đĩa, vắt.v.v.  để chống lại muỗi mòng, bùi mắt, con người dùng chiếc khăn rằn trùm kín đầu và mặt mũi chỉ chừa đôi mắt.

          Bạn sẽ hỏi tại sao nông dân dùng khăn rằn mà không dùng  khăn màu khác như khăn màu hồng, màu xanh.

         Vào thời đó dân chúng Việt Nam ở miền quê xài savon Cô Ba 72 phần dầu, giá lại quá đắt, nếu tôi nhớ không lầm thì năm 1952 cục xà bông nói trên giá hai đồng rưởi bạc Đông Dương. Tôi nhớ rõ vì năm đó có lần mẹ tôi sai tôi đến tiệm Chú Quờn mua xà bông vào buổi sáng, tôi đưa chú tờ bạc trị giá năm đồng, chú lục mãi trong hộc tiền chưa đủ thối lại cho tôi, sau cùng chú lấy kéo cắt tờ năm đồng làm hai, chú một nửa miếng, tôi một nửa. Vã lại trong xóm cũng có nhiều bà con quá nghèo, quanh năm không hề biết xà bông là gì. Họ tắm gội, giặt giũ bằng nước tro, quí bà gội đầu cũng  với nước tro nữa.

          Chiếc khăn rằn được xử dụng nhiều vì miền Nam khí hậu nóng, người dân đi phát, đi gặt lúa, cày ruộng, hễ vận động một chút thì mồ hôi ướt đẵm mặt mày, đầu cổ, nếu mùa khô không nước thì chỉ còn cách lột khăn quấn trên đầu xuống lau mồ hôi, đến khi nghỉ việc  họ tìm cái đìa, cái vũng nào nước trong vò sơ chiếc khăn bằng đôi bàn tay khỏi cần xà bông, rửa mặt tay chân cho mát mẻ, khỏe khoắn, đoạn vắt khăn trên vai và về  nhà .

          Những người làm vườn cũng gắn bó với chiếc khăn rằn trong việc tát mương, móc đất họ luôn giữ đầu tóc khỏi bị lắm bùn. Đàn ông Việt Nam giai đoạn nầy nhiều người còn để tóc, một phần vì tôn giáo như các vị theo Đạo Bửu Sơn, Đạo Hiếu Nghĩa, phần khác vì bảo thủ nên họ vẫn giữ cái “xi nhông”( cái búi tóc ) như các cụ đồ . v.v.Xong công việc quí ông thường tắm rửa sạch sẽ trước khi ra về. Nếu gặp khúc sông hay con rạch họ nhào xuống tắm, giặt giũ quần áo họ dùng cái khăn làm xà rông giống  như xà rông của người Miên quấn chỗ cần che đậy để thay quần áo, nhưng xà rông nầy thiếu vải, nên họ rất kỹ lưỡng liếc ngang, nhìn dọc trước khi xuống nước. Tuy vậy đôi lúc họ phải trầm mình dưới nước nếu bất thần môt bà nào xuất hiện không đúng lúc, đúng chỗ.

          Các bạn trẻ có thể thắc mắc hỏi phần các bà thì sao, quí bà cũng làm những việc nặng nhọc như các ông. Mấy bà cũng cầm cày, đứng trục, làm vườn đào mương tát cá không thua đàn ông, mấy bà bảo vệ đầu tóc rất kỹ, lỡ khi bùn đất dính tóc, họ phải gội đầu và hong tóc rất cực khổ ( vào thời nầy chưa có máy sấy tóc ) chiếc khăn rằn cũng là vật chí thân của quí bà, thông thường họ chọn khăn rằn màu đỏ lợt vừa che đầu, vừa lau miệng vì các bà, các cô thời bấy giờ thích nhai trầu.

          Còn một giới nữa cũng luôn xài khăn rằn mặc dù khá giả thừa tiền mua xà bông, họ quấn khăn ở cổ như là một cái mốt của thời bấy giờ, nói theo ngày nay là Văn Minh Khăn Rằn của nông dân miền Tây Nam bộ. Nhiều anh, nhứt là các anh ở tuổi dậy thì, khi  đi đám cưới, đám hỏi thường mặc bộ bà ba trắng, nghèo thì bà ba đen. Trên đường đi, hoặc về lỡ gặp trận mưa không đoán trước họ hối hả tìm chỗ trú mưa, dân chúng cư trú cách nhau đôi ba trăm thước mới có một cái nhà hay cái chòi ( dân cư miệt ruộng vườn còn thưa thớt ), gặp trường hợp bất khả kháng chỉ việc lấy chiếc khăn quấn cổ xuống làm xà rông che bộ phận “nhạy cảm”, nếu không muốn bà con đàm tiếu.

          Những chuyện  tôi kể xảy ra vào thời Tây còn cai trị nước ta,, hồi đó tôi thường nghe những câu vè từ các bà mẹ khi rổi việc:

          Cao Đài Tây Ninh
          Hòa HCo Láng Linh
          Việt Minh Tân Bằng, Cán Gáo

Hay:

          Mặc áo Việt Minh
          Ở trần Du Kích
          Con nít đem thơ
          Đàn bà dọ thám

           Hồi đó tôi nghe rồi bắt chước đọc cho vui, sau nầy tôi nghĩ đó là do lính kín hay mật thám Tây phổ biến cho nhau, không ngờ lại lọt vào tai người dân. Ba câu đầu chỉ rõ nơi xuất phát của Đạo Cao Đài, Hòa Ho, và căn cứ địa của Việt Minh, mấy câu tiếp cho biết Tây nghi ngờ người mặc áo, kẻ không áo, đàn bà trẻ em đều bị nghi là giặc tất cả. Một điều khá lạ họ không nghi ngờ chiếc khăn rằn. Gặp người nông dân chân lắm tay bùn, Tây cũng xét  qua loa, nếu không vũ khí họ sẽ hỏi;

-  Êtes Vous  un cultivateur ? (mày là nông phu?)

          Người nông dân còn đang ngơ ngác vì thật ra  anh ta  có biết tiếng Tây, tiếng u gì đâu? Nhìn vẻ mặt sợ sệt, tên Tây thực dân dường như có cảm tình hắn tự nói

          - Bon (tốt ),   rồi cho đi

         Hú hồn cho anh, chú, bác nông dân kia. Câu chuyện nhỏ tôi vừa kể không có nghĩa tôi binh vực cho bọn thực dân xâm lược. Đây là chuyện thật xảy ra ở quê tôi, có thể nơi khác không như thế, và tôi muốn nói chiếc khăn rằn của dân Nam Bộ chẳng những ít bị Tây nghi ngờ mà còn có cảm tình nữa.

           Năm 1960, tôi đang xem Cải Lương vở tuồng “ Trăng Nước Lam Giang” anh kép mùi vừa xuống câu vọng c ngọt như mía lùi, đèn màu phựt lên, tiếng vỗ tay và huýt gió vang dội, thình lình tôi nghe hai tiếng bốp, bốp chát chúa ở hàng ghế danh dư, gần chỗ tôi ngồi. Tiếng ghế bị xô ngả, cộng với tiếng thét của người xem hát: ông Hội viên Cảnh Sát bị bắn chết.Tiếng súng bắn trả của toán lính trong xã nổ liên hồi cộng với tiếng la của lính truy nã

           - Hãy rượt theo hai thằng khăn rằn đang chạy qua cầu phía trước kia

           Súng nổ không ngừng, nhưng không kết quả gì. Họ đã cao bay xa chạy, trời tối om  làm chùn bước toán lính  đuổi theo, kế đó là màn phong tỏa hiện trường để tỉnh c toán điều tra vào lấy khẩu cung khán giả hôm đó  Sau nầy ai mời xem hát tôi đều từ chối và trong những khi trà dư tu hậu cùng bạn bè tôi thường nhắc đến vở tung tôi tự đổi tên thành “Trăng Nước Lăn Ngang” thay vì “Trăng Nước Lam Giang” để nhớ đến thảm cảnh tôi đã chứng kiến lần đầu trong đời. Năm sau tại xã tôi dạy học, cách nhà trọ chừng hai trăm thước cũng xảy ra cuộc ám sát ông Hương quản, những tay súng cũng là những thanh niên khăn rằn. Từ đó tôi đăm sợ hãi chiếc khăn rằn, vẻ hiền hòa của nó trước kia nay không còn nữa, tuy vậy nhớ công dụng của chiếc khăn tôi lại mang nó theo khi lên đường đi học tập cải tạo hay đi tù cũng cùng một nghĩa.

        Đến năm 1983 thấy chiếc khăn rằn đa dụng của hai thời đại Tây và Giải Phóng, ông cựu Đề Đốc đang tỵ nạn ở Mỹ toan khôi phục lại địa vị của nó, ông và đoàn tùy tùng cũng choàng khăn rằn quanh cổ, quay phim chụp ảnh nhưng tiếc thay lúc nầy nó trở nên cũ kỹ và đi vào phế thải

 

Viết xong ngày 8, tháng March, 2012

Nguyễn Thành Sơn

 

 

 

 

 

 

Add comment

Security code
Refresh

Tìm bài theo vần ABC

No articles to show.