TKH - banner 07

Search

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Visitor Counter

User Rating: 1 / 5

Star ActiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 

  
     Cụ Phan Thanh Giản mất năm 1867, người con trưởng là Phan Liêm lãnh đạo một cánh quân xuống Bắc Cổ Chiên, sang sông đi về hướng Bến Tre để tiếp tục kháng chiến chống Pháp. Người con kế là Phan Tôn hướng dẫn một cánh quân khác tiến về phía Bắc Mỹ Thuận trực chỉ Sadec, và người con thứ ba là Phan Ngữ cũng hướng dẫn một cánh quân tiến về hướng Ba Càng sang Cần Thơ.
 
(1796 – 1867)
 
      Kể từ đó, con cháu cụ Phan luôn luôn nuôi dưỡng tinh thần kháng chiến chống thực dân Pháp. Đồng thời, với tấm gương hi sinh vì Tổ quốc, nên cụ Phan được dân chúng nhiều nơi lập đền thờ.

    Đình thần Phan Thanh Giản


   Đình Thần Phan Thanh Giản tại chân núi Ba Thê, thị trấn Óc-Eo, huyện Thoại Sơn. tỉnh An Giang.
 
     Tháp Phan Thanh Giản
 
    Trước khi vào trung tâm thành phố Vĩnh Long, du khách bắt gặp ngay ngọn tháp nằm sừng sững, trơ gan cùng tuế nguyệt, ở ngã ba Nguyễn Huệ, tục gọi là ngã ba Cần Thơ. Trên ngọn tháp bốn mặt du khách đều nhìn thấy một hàng chữ Hán, nằm dọc từ trên xuống dưới:
 
        “ Tiền Triều Đại Thần Phan Thanh Giản”

 
    
Chú thích: Tàu chiến của Hải Quân Pháp đang tấn công thành Long Hồ.

 
Tên một vị quan Kinh Lược Sứ đất Nam Kỳ của triều Nguyễn, luôn luôn trung thành với chủ nghĩa: “Trung Thần Bất Sự Nhị Quân”, thành mất uống thuốc độc tự tử theo thành. Đó là Tháp Phan Thanh Giản.


      Quang cảnh lúc bình minh trên quê hương Vĩnh Long

       Tháp Phan Thanh Giản là một danh lam thắng cảnh của miền quê hương đất Vĩnh. Ngọn tháp hình khối tháp tứ diện: Đáy to đỉnh nhỏ, kiến trúc theo lối những kim tự tháp của Cỗ Ai Cập. Bốn mặt đều quay ra đường lộ. Từ đàng xa phía cầu Tân Hữu, cầu Tân Bình hoặc dốc cầu Lộ mọi người đều nhìn thấy bóng dáng của ngọn tháp. Mặt tháp về phía đại lộ Nguyễn Huệ có gắng hai tấm bia bằng đá cẩm thạch vân trắng . Một tấm ghi chức tước, một tấm ghi sơ lược về tiểu sử cụ Phan Thanh Giản. Quanh ngọn tháp có một vòng rào bằng những trụ xi-măng màu xám xịt, hình những khẩu đại bác thuở xưa. Kiểu súng nầy hiện nay còn hai khẩu để tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long. Một di tích vũ khí của triều Nguyễn còn sót lại. 

        Tháp Phan Thanh Giản không phải được xây cất từ thuở xưa, mà chỉ được tái thiết sau biến cố Tết Mậu Thân (1968). Trước kia tại ngã ba trên đường Phan Thanh Giản và phía trước mặt Tòa Hành Chánh tỉnh Vĩnh Long, có một bức tượng bằng đồng đen, được dựng lên để dân chúng ngưỡng mộ. Đó là di ảnh bán thân của quan Kinh Lược Sứ Nam Kỳ Phan Thanh Giản. Bức tượng nầy hình một cụ già với gương mặt xương xương, đầu đội mão nạm bạch hổ, râu dài, mặc áo đại triều đang vui vẻ nhìn cảnh sinh hoạt tấp nập của đàn cháu hậu sinh. Hình ảnh đó đã tượng trưng cho tinh thần bất khuất trước kẻ xâm lăng của người dân đất Vĩnh nói riêng, và dân tộc Việt nam nói chung.
 

      Bức tượng Cụ Phan Thanh Giản bằng đồng đen

 
     Sau biến cố Tết Mậu Thân, bức tượng đồng đen đó đã được di chuyển về thờ tại Văn Thánh Miếu, nằm trên đường Vĩnh Long sang Vĩnh Bình. Thay vào đó bằng một ngọn tháp được dựng lên tại ngã ba Nguyễn Huệ, nằm trên quốc lộ 4 như hiện tại.

    Mỗi khi nhắc đến trang sử oai hùng của tiền nhân, chúng ta sẽ vô cùng xúc động về cái chết đầy gan dạ của cụ Phan đất Vĩnh. Có lẽ không một ai mà không khỏi sụt sùi, khi đọc đến đoạn lịch sử sau:

    “Liên tiếp 5 ngày ba tỉnh miền Tây rơi vào tay quân Pháp. Thế là đất Nam Kỳ hoàn toàn bị thôn tính. Trước tình thế nầy, Phan Thanh Giản chỉ còn biết bó tay trước bạo lực của kẻ mạnh. Ông nhận thấy mình không làm tròn sứ mạng giao phó, vô cùng tủi nhục trước cảnh nước mất nhà tan, nên ông quyết định quyên sinh.
 

  Vùng quê hương sông nước Cữu Long bát ngát mênh mông.

 
     Sau khi viết xong tờ sớ với lời lẽ cực kỳ thống thiết tự trách mình không làm tròn sự ủy thác của quân vương, làm nhục cho quốc gia, chỉ còn biết lấy cái chết để đền bù trong muôn một. Phan Thanh Giản cho xếp tất cả những đồ triều phục, các đạo sắc phong của vua ban, cho người mang về kinh đô, rồi tuyệt thực.

    Nhịn đói suốt 17 ngày không chết, Phan Thanh Giản bèn dùng độc dược quyên sinh. Ông mất Mồng 5 tháng 7 năm Đinh Mão (1867)  thọ 71 tuổi”. (1)

    Chắc chúng ta không sao ngăn được dòng lệ, mỗi khi hồi tưởng lại hình ảnh của một lão quan đại thần trung kiên triều Nguyễn, sức đà kiệt quệ, tay bưng chén thuốc độc, uống từng ngụm để tự kết liểu đời mỉnh, sau 17 ngày nhịn đói mà không chết. Chúng ta thật vô cùng cảm phục về cái chết đầy gan dạ, có một không hai của một tôi trung không thờ hai chúa.

 

    Tấm Văn Bia ghi chép Tiểu sử Cụ Phan đất Long Hồ.

 
      Ngày nay, đứng dưới chân ngọn tháp, du khách sẽ thấy lòng mình bùi ngùi cảm động. Hiện tại thể xác của quan Kinh Lược Sứ Nam Kỳ Phan Thanh Giản đã hòa vào lòng đất mẹ, nhưng linh hồn và tên tuổi của cụ vẫn trường tồn mãi mãi với thời gian. Gương ái quốc của cụ Phan đất Vĩnh thật quả là một hình ảnh đáng cho hậu thế suy ngẫm vậy!


Phan Văn Tứ

Phụ Chú:
 (1). Đoạn lịch sử trên trích theo nguyên văn trong “Thành ngữ điển tích danh nhân tự điển”  - Trịnh Vân Thanh - Hồn Thiêng – ( Trang 995 và 996 ).
 
 
 
 
 


 

Add comment

Security code
Refresh

Tìm bài theo vần ABC

No articles to show.