TKH - banner 04

Search

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Visitor Counter

User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 

 

  Đến Vĩnh Long đầu tiên gặp ngay hai cơ sở Giáo Dục quan trọng là Trường Sư Phạm và Trường Kỹ Thuật nằm trên Quốc Lộ 4 theo con đường xuôi về CầnThơ.

https://lh3.googleusercontent.com/_dMqamj8Awjg/Tawd0DnaQpI/AAAAAAAAAjk/xn090iucyCM/spvl_logo.jpg

 Huy hiệu của trường Sư Phạm Vĩnh Long

  Hai cơ sở Giáo Dục nầy trước kia chỉ đào tạo những công nhân viên hạ tầng, nhưng ngày nay được đưa lên hàng Đại học. Riêng Trường Sư Phạm Vĩnh long đã để lại trong ký ức tôi nhiều kỷ niệm khó quên. Được thuyên chuyển về trường nầy vào mùa Hè Đỏ Lửa và tiếp tục dạy cho đến ngày 30 tháng Tư. Mặc dù chỉ dạy nơi đây trong một thời gian ngắn, nhưng Trưòng nầy có nhiều kỷ niệm sâu đậm nhất trong cuộc đời dạy học.

 Một kỷ niệm kinh hoàng làm chấn động trong ngành Sư Phạm, đó là sự việc hai vị Giáo sư trường Sư phạm Vĩnh long tử nạn trong chuyến bay bị không tặc từ Qui Nhơn về Sài gòn trong kỳ tuyển sinh vào ngành Sư Phạm. Đó là giáo sư Trịnh Văn Mười Hai và giáo sư Võ Ngọc Bĩ.

Chuyến bay định mệnh gây tử thương cho hai Giáo sư Sư Phạm Vĩnh long được ghi lại như sau:

https://lh6.googleusercontent.com/_dMqamj8Awjg/Ta7nIZaSrPI/AAAAAAAAAms/N0dQ838HF7I/suphamvinhlong1995.JPG

 Cổng vào truờng Sư Phạm Vĩnh Long.

 Nguyên Giáo sư Trịnh Văn Mười Hai được đề cử làm Chủ Tịch Hội đồng Giám thị tuyển sinh Sư Phạm Qui nhơn và Giáo sư Võ Ngọc Bĩ được đề cử Thư ký Hội đồng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ Hội Đồng giám thị, hai vị Giáosư mang bài thi về Sàigòn bằng đường Hàng không từ Qui nhơn vào. Trước khi máy bay cất cánh có một anh lính mặc sắc phục Biệt Động Quân lên sau cùng. Phi cơ bay được khoảng 10 phút thì Anh lính đó móc trong túi ra. Hai tay: mỗi tay cầm 1 quả lựu đạn. Anh ta dùng răng cắn rút nhíp ra, rồi tiến vào phòng lái, uy hiếp hai viên phi công, buộc phi hành đoàn phải bay thẳng ra Bắc.

 Trong hoàn cảnh nguy ngập, phi hành đoàn đành phải tuân theo; nhưng phi công có trăm mưu nghìn kế để đối phó. Máy bay cũng bay một vòng ra biển, nhưng sau cùng bay vào không phận Phan Rang định đáp xuống. Tên không tặc nhìn qua khung cửa sổ thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ, biết là mình đã bị gạt, bèn buông hai quả lượu đạn nổ bùng chỉ còn cách mặt đất khoảng 200 mét. Máy bay rơi từ trên cao xuống nổ tung và bốc cháy. Người và máy bay trở thành = xác người cháy đen và sắt vụn.

 Bát Mã Truy Phong trong xuân Giáp Ngọ

 Được hung tin đó, cả Hội Đồng chấm thi đều bàng hoàng sửng sốt, ai ai cũng đau buồn cho hai bạn đồng nghiệp vì định mệnh xấu số.

 Riêng các anh em Giáo sư trường Sư Phạm Vĩnh long phải chuẩn bị đi đón xác hai bạn mình. Một ngày sau, đúng 10 giờ sáng, anh em chúng tôi được đưa đến nhà xác của Bệnh viện Nguyễn Văn Học.

 Tử khí của hơn 30 xác chết nằm la liệt bên trong nhà xác bốc lên một mùi hôi tạo bầu không khí vô cùng ngột ngạt. Anh em chúng tôi cả thảy 5 người: kẻ vào người ra tìm xác 2 bạn mình mà chẳng biết là đâu; vì tất cả các xác chết đều cháy nám đen không thể nào nhận diện được.

 Đến buổi chiều, khoảng 3 giờ thì vợ của Võ Ngọc Bĩ từ Thị xã Long An đến. Bà đi một vòng rồi trở lại bên cái xác cháy đen áo quần tả tơi, chỉ còn dính lại cái quần lót bằng vải thun màu đỏ. Bà ta nhớ lại trước khi đi, chồng Bà mặc cái quần thun đó. Bà quì sụp xuống và khóc oà lên: Anh Bĩ ơi.!!!

https://lh3.googleusercontent.com/_dMqamj8Awjg/Taz40RSNNyI/AAAAAAAAAkQ/7MtmpiDeGI8/s512/spvl_cho_nay.JPG

 Chợ Vĩnh Long ở Ngã Ba Cần Thơ

 Rồi bỗng nhiên máu trong miệng và mũi xác chết đó lại trào ra. Những đường nứt nẻ của làn da cháy nám đen lại sôi lên những bọt nước kêu  xèo xèo bốc hơi. Đúng là xác của Võ Ngọc Bĩ. Người ta bảo rằng: Đó là hiện tượng “Thần giao cách cảm” tức là sự cảm thông giữa ngưởi chết và người sống. Anh em trong đoàn xúm lại vây quanh cầu nguyện và lo phương tiện di chuyển đưa về Vĩnh long.

 Ngày hôm sau, con trai của Trịnh Văn Mười Hai từ Vĩnh long lên. Anh ta cũng đi rảo một vòng rồi đến bên cái xác, áo quần rách te tua chỉ còn dính lại phần cánh tay một cái nút “măng sết”cài tay áo được gắn bằng một viên đá trắng. Anh nhận biết đó là của Cha mình thường dùng hằng ngày. Anh bèn quì xuống kêu: Ba ơi!!!.. Tức thì, máu trong miệng, trong mũi cũng trào ra và những đường nứt nẻ của da thịt cháy đen,  nước xủi bọt lên. Đó là một hiện tượng linh thiêng khó giải thích được.

Ghe thuyền trên sông nước Cửu Long

 Ngoài ra, Trường Sư Phạm Vĩnh long còn ghi lại trong tiềm thức tôi một kỷ niệm khó quên nữa là: Những hìmh ảnh của anh em giáo sư dạy chung cùng trường, nhất là Giáo sư Phạm Nghi Quang.

 Giáo sư Quang là người bạn chí thân cùng học chung tại Đại học Văn Khoa Sài gòn. Đồng thời, Giáo sư Quang cũng là người cùng tôi thường chia xẻ những nỗi vui buồn trong những ngày tháng còn tuổi học trò cho đến những năm tháng dạy chung tại trường Sư Phạm Vĩnh Long và tại Tư Thục Long Hồ của Thầy Hai Giác.

 

 Hai dãy building đồ sộ dành cho sinh viên trau dồi học tập

 Hiện nay nghe nói: Phạm Nghi Quang đang định cư tại nước Úc còn Phan Văn Tứ đang ở Hoa Kỳ. Hai anh em ở hai phương trời xa cách,  khó có thể gặp lại nhau. Nhưng hãy tin tưởng rằng: Quả Đất tròn chắc chắn sẽ có ngày hội ngộ.

Phan Văn Tứ

 

Chú giải:

 1./ Thần giao cách cảm: Đây là một hiện tượng về tâm linh, sự liên hệ giữa người chết và người sống, chúng ta chỉ ghi nhận chớ khoa học ngày nay khó giải thích được.

 Thí dụ:  Một trẻ em từ 5 đến 10 tuổi tắm sông bị chết đuối. (Sự việc nầy thường xảy ra ở nông thôn Việt nam). Khi vớt lên bờ, được những người hàng xóm làm hô hấp nhân tạo hoặc xóc nước để cứu sống thì “Tuyệt đối cấm không cho Cha Mẹ Anh Em của đứa trẻ đến gần”. Lý do: cha mẹ anh em của đứa trẻ đến gần thông thường vì thương mến con em mình bèn khóc lên, nghe tiếng khóc của người thân, đứa trẻ chết đuối sẽ hộc máu ra và chết luôn, không thể cứu được.

 2./ Hiện tượng Bứt Néo: Đây cũng là một sự cố có thể xảy ra qua hiện tượng Thần giao cách cảm.

 Khi xác người chết được bỏ vào quan tài, đóng kín lại. Nếu ở Mỹ thì quan tài được để tại nhà quàn, còn tại Việt Nam vì thiếu phương tiện hoặc ở những nơi thôn quê hẻo lánh thì quan tài thường đặt giữa nhà để bà con thân thuộc đến phúng điếu - phân ưu. Thông thường là để quan tài 3 ngày mới đem chôn.

 Nếu gia đình có con cháu đi làm ăn xa, phải đợi chúng về đầy đủ mới động quan. Khi một người con về muộn, nhất là con gái, vừa bước vào nhà là khóc oà lên, đốt nhang xong lại khóc thảm thiết hơn; hai bàn tay vừa sờ vừa vuốt dọc theo quàn tài thì một mùi thúi xì ra làm mọi người hoảng hốt kinh sợ. Đó là hiện tượng Bứt Néo, tức là linh hồn người chết biết cảm thông với người sống.

 Lúc xảy ra, người đó phải le lưỡi ra, vừa khấn vái, rồi đi vòng quanh quan tài sẽ hết ngay (Chuyện hơi hoang đường đôi khi có thật).

 

 

 

Add comment

Security code
Refresh

Tìm bài theo vần ABC

No articles to show.