TKH - banner 05

Search

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Visitor Counter

User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 
    Hãy ý thức việc làm dù không ai hối thúc
 
Trên mặt đất nầy, bất kỳ sinh vật nào  kể cả loài người muổn sống đều phải làm lụng bằng một hình thức nhứt định nào đó, phù hợp  với cơ địa của mình. Bởi vậy, động từ “LÀM” có thể coi như là một trong những động từ thông dụng nhứt trong ngôn ngữ Việt Nam. Động từ nầy có thể ghép với hăng trăm từ khác để tạo ra từ kép mang ý nghĩa khác nhau như chúng ta đã thấy trong bài LÀM CHỦ. Hôm nay, mẹ con ta trao đổi với nhau về đề tài LÀM ĂN.
 
Dầu muốn hay không, chúng ta vẫn là những cá thể đang sống trong cuộc đời. Sống có hạnh phúc thì đời mới đáng sống. Thế nên,tô lục chuốt hồng, tô son trét phấn cho cuộc đời cũng là điều dễ hiểu: chớ suy cho cùng, thực chất cuộc đời của bất cứ ai, cũng chỉ xoay quanh trục LÀM ĂN-ĂN LÀM mà thôi. Vì ăn cho nên phải làm mà làm cốt chỉ để ăn hoặc để dành ăn. Theo đà tiến của khoa học, kỹ thuật, nhằm để phục vụ cho hạnh phúc con người, món ăn thức uống ngày một cầu kỳ, tinh vi.
 
Món ăn, thức uống ngày một cầu kỳ thì lòng dạ chúng ta ngày thêm trí trá, xảo  quyệt khôn lường. Chúng ta muốn ăn mà không muốn làm hoặc muốn ngồi trong mát mà ăn bát vàng. Thế nên, chúng ta phải tìm cách “ăn gian, ăn lận”. Không gian lận được thì “ăn trộm, ăn cướp”. Trộm cướp không xong thì “ăn xin, ăn mày”.Nếu có quyền thế và cơ hội thì ăn đút, ăn lót, ăn hối lộ..
 
 
Ăn Trộm
Có lẽ cái ăn chân chính hơn hết là làm ăn hay mần ăn. Công bằng và hợp tình hợp lý là trước khi ăn phải làm. Làm nhiều, chúng ta ăn nhiều. Làm ít, chúng ta ăn ít. Không  làm, chúng ta không được quyền ăn. Nếu chúng ta cố tình “ ăn đại” thì rõ ràng chúng ta phạm tội, nhẹ là “ăn quỵt”, nặng là ăn trộm ăn cướp.Từ đó, mâu thuẫn phát sinh và xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
    
Không rõ  từ làm ăn xuất hiện trong ngôn ngữ dân tộc Việt Nam từ bao giờ nhưng càng suy nghĩ, chúng ta càng thấy chí lý. Làm ăn  nghĩa là hãy làm trước đã rồi ăn sau. Nói rộng hơn một chút, Làm ăn còn có nghĩa là tham gia một dịch vụ nào đó nhằm mưu cầu sự sống. Chẳng hạn, ta nói “ Vì khó khăn quá, anh ấy đành phải đi làm ăn xa”…Làm ăn còn chỉ một hành động nhứt định nào đó như ta nói “làm ăn gì mà kỳ cục vậy”.
    
Đối với mẹ,  sống là làm việc, là lao động, lao động chân chính trong vòng pháp luật cho phép. Lao động còn tạo ra quyền lực. Thật ra, trong gia đình,vấn đề nam nữ bình quyền không cần phải đặt ra, không cần phải đòi hỏi hay tranh đấu cho mất công. Ai lao động tốt, cần cù, chăm chỉ,có tinh thần trách nhiệm cao, thông minh, tháo vát, đương nhiên người đó nắm quyền. Võ Tắc Thiên sống cách chúng ta bao lâu? Bà có bao giờ đòi hỏi nam nữ bình quyền đâu? Nhưng thực tế, vào thời bà, toàn bộ  quyền lực nhà Đường nằm ở tay ai nếu không phải ở tay bà? Có làm thì phải có ăn. Lẽ công bằng từ ngàn xưa đã dạy chúng ta như thế. Xã hội loài vật cũng thế. Con vật nào tìm được mồi thì thường được  ăn trước.
    
Trong cùng một loài, thú vật hình như không hề huyết chiến nhằm tiêu diệt nhau. Nếu có, là do con người nhúng tay vào. Bản thân gà nhà không hề biết tự bôi mặt , đá nhau chết sống. Chúng tranh đấu  phần lớn chỉ nhằm giành giựt ngôi thứ cao thấp mà thôi.Khi ngôi thứ đã được sắp xếp ổn thỏa rồi thì việc đấu tranh không còn cần thiết nữa.  
    
Tiêu diệt đồng loại để mình được độc quyền vươn lên hình như không xảy ra ở thú vật. Giết nhau không biết nương tayvà càng nhiều càng tốt chỉ xảy ra ở loài người. Cho rằng người là chó sói với người  (l`homme est loup pour l`homme) tuy có phần quá đáng nhưng  không phải là vô lý hoàn toàn. Con người chết phần rất lớn là do bị đồng loại giết. Tại sao lạ vậy? Thưa rằng con người muốn ăn no, ăn ngon mà không muốn làm hay làm thật ít. Bi đát cho thân phận con người là ở chỗ đó.Chỗ tham lam vô hạn.
    
Trên mặt đất nầy, chưa từng có một ngày không chiến tranh. Giặc không nổi ở chỗ nầy thì nổi ở chỗ kia, không lớn thì nhỏ. Có thể có nhiều lý do, nhưng chủ yếu vẫn là vấn đề LÀM và ĂN;không làm mà muốn ăn hay làm ít mà muốn ăn nhiều...Nếu ai cũng tuân thủ luật công bằng là chỉ gói ghém ăn phần mình làm ra thì hay biết mấy, thì xã hội loài người  làm gì có  loạn lạc, chiến tranh!
Khi có Quyền Lực: Làm giàu thì dễ, Làm đủ ăn mới Khó
   
Con ơi! Con cần nhớ rõ “công bằng là đạo người ta  ở đời”. Con chỉ ăn, nhiều lắm là vừa đủ cái lượng do bàn tay và khối óc  của con làm ra. Sống thì phải biết hòa hợp với đời. Nhưng trong giao tế tiệc tùng, con cần phân biệt ba trường hợp:
-Khi thì ăn uống no say mới phải;
-Khi thì chấm chút cho có lệ;
-Khi thì tuyệt đối không ăn,  không  uống.
    
Được như vậy tức là con đã phần nào LÀM chủ  miếng ĂN,thức UỐNG của con rồi .Vấn đề còn lại là con có hiểu ý mẹ và hoan hỷ chấp hành hay không?
 
 Đầu tháng 6 năm 2015
 
Cô Ty

.

Add comment

Security code
Refresh

Tìm bài theo vần ABC

No articles to show.