TKH - banner 03

Search

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Visitor Counter

User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 

Suy Thận (Y Học)

5133 Suy ThanDHST

       Thận là cơ quan đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cơ thể quý vị. Thận đào thải chất thải và chất lỏng thừa ra khỏi máu trong cơ thể. Chất thải và chất lỏng thừa này sẽ được đào thải khỏi cơ thể qua nước tiểu. 

       Quý vị có nguy cơ mắc bệnh nếu thận không hoạt động bình thường hoặc chất thải bị tích tụ trong cơ thể. Tình trạng này còn được gọi là suy thận. 

       Khi bị suy thận, thận sẽ không thể đào thải chất lỏng thừa và chất thải khỏi cơ thể. Tình trạng này có thể xảy ra do bệnh tật hoặc tổn thương do chấn thương. 

- Thận có chức năng: 

  • Đào thải chất lỏng thừa và chất thải 
  • Điều chỉnh lượng chất lỏng và các chất cần thiết cho cơ thể 
  • Kiểm soát huyết áp 
  • Kiểm soát loại hoóc-môn tạo ra các tế bào hồng cầu mới trong cơ thể 

       Thận lấy chất lỏng thừa và chất thải từ máu và chuyển hóa chúng thành nước tiểu. Nước tiểu sau đó sẽ được thải ra ngoài cơ thể. Hầu hết mọi người đều có 2 quả thận. Tuy nhiên, một người vẫn có thể sống khỏe mạnh với chỉ một quả thận. Khi nhắc đến bệnh thận, thông thường sẽ có 2 loại suy thận là cấp tính và mãn tính.

- Suy Thận Cấp Tính 

       Suy thận cấp tính là tình trạng suy giảm chức năng thận đột ngột xảy ra trong vài giờ hoặc vài ngày. Nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng nặng 
  • Bỏng nặng 
  • Tổn thương hoặc tắc nghẽn lưu lượng máu đến thận 
  • Một số loại thuốc và tình trạng lạm dụng rượu bia hoặc chất kích thích 
  • Huyết áp thấp 
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu 
  • Suy tim 

       Thận thường làm việc trở lại tốt hơn khi nguyên nhân của vấn đề được phát hiện và chữa trị. Bệnh nhân có thể sẽ cần phải chạy thận để giúp đào thải chất thải khỏi cơ thể cho đến khi thận hoạt động bình thường trở lại. 

-Suy Thận Mãn Tính 

       Suy thận mãn tính xảy ra khi thận bị suy giảm chức năng dần dần. Đây là căn bệnh kinh niên không thể chữa khỏi. Nguyên nhân suy thận có thể bao gồm:  

  • Các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao và bệnh tim 
  • Sỏi thận 
  • Tắc nghẽn hoặc các vấn đề về đường tiết niệu 
  • Lupus, một loại bệnh tự miễn 
  • Xơ cứng bì, một loại bệnh rối loạn da và mô liên kết 
  • Nhiễm trùng mãn tính là tình trạng nhiễm trùng kéo dài hoặc liên tục tái phát 
  • Một số loại thuốc dùng trong thời gian dài cho các bệnh lý khác và tình trạng lạm dụng rượu bia hoặc chất kích

- Dấu hiệu của bệnh suy thận mãn tính bao gồm: 

  • Các vết sưng trên cơ thể, như ở tay, mặt, chân và/hoặc bàn chân 
  • Thay đổi về tần suất đi tiểu 
  • Cảm thấy rất mệt mỏi hoặc suy nhược 
  • Đau đầu và lú lẫn 
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa 
  • Chán ăn 
  • Cảm thấy khó thở 
  • Ngứa da 

       Không có cách nào để chữa khỏi bệnh suy thận mãn tính. Bệnh chỉ có thể được điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế chất lỏng, thuốc và thay đổi lối sống. Khi thận bị suy giảm phần lớn chức năng, hay còn gọi là suy thận giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ cần phải chạy thận vài ngày một lần trong tuần. Suy thận giai đoạn cuối hoặc bệnh sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của quý vị. Chúng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim, xương, phổi, máu và não. Quý vị cũng có thể lựa chọn điều trị bằng cách ghép thận. 

       Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc y tá nếu quý vị có bất cứ thắc mắc hoặc mối lo ngại nào.

***

Bài Được Trích Từ : Một Trang Web Y Học Vô Cùng Hữu Ích (Song Ngữ Việt & Anh)

ĐH ST - (TKH VL)

Add comment

Security code
Refresh

Tìm bài theo vần ABC