TKH - banner 05

Search

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Visitor Counter

User Rating: 0 / 5

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 

 

Dù đã ngàn năm…
Tôi vẫn xin tạ ơn người, tạ ơn đời
Đời đã cho tôi cuộc sống này
Được no đầy, được vui vầy…
 
 
Ngày Lễ Tạ Ơn đầu tiên trên đất Mỹ Châu là ngày nào?
 
Tisquantum (Squanto) là một vị cứu tinh của một đoàn di dân gồm 102 người Anh vượt biển qua Tân Thế Giới (Mỹ Châu) vào tháng Chín năm 1620 trên con tầu lịch sử The Mayflower, trong số đó có nhóm 41 người vốn là những nhân vật ly khai khỏi Giáo Hội Anh. 
Nhóm này tự mệnh danh là Những Người Hành Hương (The Pilgrims) và họ ra đi để tìm một nơi họ có thể tự do thờ phượng.  Họ đã ký kết với nhau một hợp ước gọi là Mayflower Compact dài vỏn vẹn 200 chữ tuyên bố quyết tâm hình thành một cơ chế chính trị dân sự công bằng ở Tân Thế Giới (Bắc Mỹ Châu).  Ý tưởng này đã là một gợi ý sâu xa cho Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập của Hoa Kỳ sau này.
 
 
Tạ Ơn Trời Ðất và Tạ Ơn Người
 
Người là sinh vật biết ơn.  Những người có tâm đạo tin rằng Thượng Ðế ban cho loài người tất cả những gì hiện có trong vũ trụ này và nhân loại từ ngàn xưa đã thể hiện lòng biết ơn đối với Thượng Ðế qua những ngày lễ lạc trong đó có ngày Lễ Tạ Ơn về những thu hoạch của mùa màng.
Ðặc biệt là những sắc dân Âu Châu đã di cư sang Hoa Kỳ lập nghiệp thì họ rất biết ơn người bản xứ đã cưu mang họ lúc ban đầu cách nay hơn 300 năm và một buổi lễ Tạ Ơn đầy ý nghĩa đã được diễn ra vào Mùa thu năm 1621 ở Plymouth, Massachusetts.  Nhưng phải đợi tới ngày 26 tháng 11 năm 1941, Tổng Thống Roosevelt mới ký thành luật ấn định ngày Lễ Tạ Ơn là ngày Thứ Năm của tuần lễ thứ tư trong tháng 11.
 
Tỏ lòng biết ơn là một hành vi đạo đức cao quý của con người có văn hóa tốt.  “Thank You” là câu nói phải có của những người văn minh, lịch sự.  Từ thuở xa xưa khi chưa có lịch sử, loài người đã cử hành các cuộc tế, lễ để tỏ lòng biết ơn về những gì mà Trời Ðất ban cho con người.  Phong tục này có trên khắp hoàn cầu và bộ tộc lâu đời nào cũng cử hành ít nhất là một lần trong năm với những tiệc thịnh soạn để ăn mừng mùa màng đã thu hoạch tốt.
 
Sử chép rằng giống nòi Việt vốn dòng dõi Vua Thần Nông (vị vua giúp dân phát triển việc trồng lúa để giải quyết vấn đề thực phẩm cho dân chúng mà dân số càng ngày càng tăng theo cấp số nhân) hàng năm tổ chức nhiều ngày hội hè ăn mừng được mùa.  Ðặc biệt là ngày Tết Nguyên Ðán, nhà vua cử hành lễ Tế Trời Ðất và dân gian nấu bánh chưng và bành dày làm lễ Cúng Trời Ðất.
 
Ơn Trời mưa, nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu
Công lao chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng
 
Những bộ lạc ở Châu Mỹ (Indians) cũng có truyền thống tạ ơn Ðấng Tạo Hóa về tất cả những gì họ có.  Hàng năm họ tổ chức ăn mừng 4 lần hoặc 6 lần với thịt hươu chứ không phải là gà lôi (turkey).
Ở Âu Châu, truyền thống tạ ơn Chúa về những thu hoạch mùa màng đã được thực hiện rất phổ biến tại nhiều nơi với những tiệc tùng, khiêu vũ, và đốt pháo bông vào Mùa Thu từ Thời Trung Cổ.
 
Ở Anh Quốc, Ngày Lễ Tạ Ơn xưa kia có tên là Harvest Festival (Hội Mừng Ðược Mùa) được các nhà thờ cử hành trên khắp nước vào ngày Chủ Nhật để đánh dấu mùa gặt hái tại địa phương chấm dứt.
Tập tục này lan qua Mỹ Châu bởi những di dân đầu tiên và tới năm 1863, Harvest Festival được đổi tên là Thanksgiving hay Thanksgiving Day được tổ chức vào thời điểm công việc mùa màng đã xong.
 
Hiện nay, ở Canada, Lễ Tạ Ơn được tổ chức vào Thứ Hai của tuần lễ thứ nhì trong Tháng Mười.
Ở Mỹ, Thanksgiving Day được chính thức cử hành trên toàn quốc vào Thứ Năm của tuần thứ tư trong Tháng Mười Một.
Thanksgiving Day còn có tên là Turkey Day và được Tổng Thống Roosevelt ký thành luật vào ngày 26 tháng Mười Một năm 1941.
Món ăn chính của ngày Lễ Tạ Ơn là thịt gà lôi hay turkey.  Vào ngày này, hàng ngàn, hàng vạn con gà tây bị làm thịt.  Ðể tỏ lòng thương sót đối với loại gà này, hàng năm đều có lệ làm lễ phóng thích một con gà tây tại vườn hoa trong Tòa Bạch Ốc vào trước ngày Lễ Tạ Ơn.  Tại sao món gà rừng này trở thành món ăn chính ở Hoa Kỳ?
Turkey vốn là loại gà rừng ở bắc Mexico và miền đông Hoa Kỳ du nhập qua Âu Châu vào khoảng đầu thế kỷ thứ 17.  Tại Anh Quốc, vào thế kỷ thứ 16, Hoàng Hậu Elizabeth thường dùng món ngỗng quay vào Ngày Ðại Hội Mùa Gặt.  Khi bà nghe tin hạm đội của Tây Ban Nha bị đắm, bà mừng rỡ và cho lệnh làm thêm một con ngỗng quay nữa để ăn mừng.  Từ đó, ngỗng quay trở thành món ăn chính cho ngày Hội Mùa Gặt ở Anh.  Khi những Người Hành Hương tị nạn (The Pilgrims) tới Mỹ Châu thì gà rừng được thay thế cho ngỗng vì loại gà này có rất nhiều ở Mỹ Châu. 
Nhà thơ trào phúng Tú Lắc (AZ) có bài thơ thương sót cho số phận loại gà này qua bài thơ:
 
Số Phận Gà Tây
 
Tội thân mày lắm, hỡi gà tây
Vỗ béo quanh năm đợi một ngày
Cái Lễ Tạ Ơn trang trọng ấy
Là ngày mi phải bị phanh thây
Mày không sợ cáo, sợ cầy
Sợ lên giàn hỏa trong ngày Tạ Ơn
Con nào tốt số, may hồn
Vào Tòa Bạch Ốc thì còn “alive”
Ngoài ra nào nướng, nào quay
Nghĩ cho thân phận gà tây mà rầu
Gà ta cũng chẳng sướng đâu
Chết vì “đầu cánh, phao câu” là thường
Ăn gà mà lại bỏ xương
Hỏi ai mà lại chẳng thương chồng già
Phải không quý vị đàn bà?
 
***
Nguồn Gốc Khác Nhau về Lễ Tạ Ơn ở Hoa Kỳ
 
Trước đây, dân chúng Hoa Kỳ mỗi tiểu bang đều có một ngày cử hành Lễ Tạ Ơn Trời và cũng để nhớ ơn những thổ dân đã chỉ cách trồng trọt cho những người di dân tới Mỹ Châu.
Ngày nay, hàng năm cứ đến Thứ Năm của tuần lễ thứ tư trong tháng Mười Một, dân chúng Hoa Kỳ lại cử hành Thanksgiving Day hay Thanksgiving.
Có nhiều nhân vật thời di dân ghi chép lại những ngày lễ tạ ơn ở Mỹ Châu.  Trải qua thời gian dài xây dựng Hợp Chủng Quốc, các vị tổng thống đã ấn định những ngày Lễ Tạ Ơn vào những ngày khác nhau và thường với mục đích là để hàn gắn vết thương của Cuộc Nội Chiến. Mãi đến năm 1941, Ngày Lễ Tạ Ơn mới được áp dụng chung trên toàn quốc Hoa Kỳ.
 
Nhóm Hành Hương Tị Nạn Tôn Giáo: The Pilgrims
 
Vào thời gian đầu mới tới Mỹ Châu, Nhóm Hành Hương (The Pilgrims) dành riêng một ngày để ăn mừng sau mùa gặt hái vào năm 1621 tại Plymouth Plantation, Massachusetts.
Sự tích là vào ngày 6 tháng Chín năm 1620, từ thị trấn Plymouth, Anh Quốc, 41 người ly khai Giáo Hội Anh Cát Lợi dẫn một nhóm 61 người di tản sang Tân Thế Giới (Mỹ Châu) trên con tầu tên là The Mayflower.  Bốn mươi mốt người ly khai tự mệnh danh là “Thánh” (Saints), còn những người khác thì họ gọi là “Người Lạ” (Strangers).  Cuộc hành trình vất vả, có nhiều bất đồng, và kéo dài tới 63 ngày. Khi trông thấy đất liền vào ngày 10 tháng Mười Một thì đã có một người chết.  Lúc sắp sửa cặp bến, họ ký kết với nhau một bản hợp ước gọi là Mayflower Compact bảo đảm sự bình đẳng và thống nhất hai nhóm.  Họ kết hợp lại và tự mệnh danh là The Pilgrims.
 
Họ dự tính định cư tại Virginia, nhưng sau đó, vì bão tố, họ phải đổ bộ lên một nơi nay gọi là Plymouth, Massachusetts và định cư ở đó.  Mùa đông năm ấy, nhờ sự giúp đỡ của thổ dân Wampanoag cho thức ăn và chỉ dẫn cách trồng trọt và săn bắt nên đoàn người mới sống sót.
Năm sau, vào Mùa Thu, 1621, mùa màng thu hoạch tốt, Thống Ðốc William Bradford tuyên bố một ngày tạ ơn.  Khoảng 50 di dân tổ chức Harvest Festival (Hội Mùa Gặt) đầu tiên kéo dài ba ngày và họ mời khoảng 90 thổ dân Wampanoag tới cùng chung vui và bày tỏ lòng biết ơn.
 
****
 
Thống Ðốc William Bradford ghi lại ngày ăn mừng này trong tập Of Plymouth Plantation và dưới đây là vài hàng trích dẫn:
 
Bấy giờ mọi người bắt đầu thu hoạch số hoa màu nhỏ đem chất chứa trong nhà hay kho để dành cho mùa đông. Tất cả mọi người đều đã phục hồi sức khỏe và mọi thứ đã có đủ. Một vài người đi xa; số ở lại thì đi câu cá và chia phần cho mọi nhà. Suốt mùa hè đó, họ không có thiếu thốn gì. Và bây giờ thì họ kiếm thêm chim chóc chứa vào kho vì mùa đông sắp tới và nơi này thì chim chóc có rất nhiều. Ngoài chim chóc, còn có rất nhiều gà rừng và nai v.v. Hơn nữa, họ lại có một số lượng thực phẩm thu hoạch như là bắp (Indian corn).
 
Edward Winslow viết Mourt’s Relation và vài hàng trích dẫn sau:
 
Mùa màng của chúng tôi đang được thu hoạch, vị thống đốc của chúng tôi phái bốn người đi bắt chim chóc để chúng tôi ăn mừng sau mùa thu hoạch do công lao của chúng tôi.  Nhóm bốn người đã bắt được chim chóc thật là nhiều có thể dùng hầu như cả tuần cho mọi người.  Vào lúc đó, trong những trò giải trí, chúng tôi thực tập bắn súng và có khoảng 90 thổ dân được mời tới tham dự trong đó có cả Vua Massasoit.  Chúng tôi vui chơi ăn uống suốt ba ngày; một nhóm thổ dân ra ngoài săn bắt 5 con hươu (deer) đem về tặng cho thống đốc và các đội trưởng...
 
Nói tới buổi Lễ Hội Ðược Mùa năm 1621 này, cũng nên nhắc lại chuyện một thổ dân tên là Tisquantum hay còn gọi là Squanto.  
Squanto là một trong số ít người đầu tiên được tiếp xúc với văn minh Âu Châu.
 
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/bc/Squantoteaching.png/220px-Squantoteaching.png
Tisquantum sinh ngày Jan. 1, 1585 – mất ngày Nov. 1, 1622 (37 tuổi)
 
Ðoàn gồm 102 người đổ bộ trên bờ biển Massachusetts (Massasoit) vào một ngày tháng Mười Hai lạnh buốt xương năm đó; và khoảng một nửa số người đã chết vì đói và lạnh. 
Tháng 3, 1621, trong lúc vô cùng khốn quẫn vì thiếu thức ăn thì Squanto – nói tiếng Anh lưu loát - xuất hiện cùng với một nhóm Thổ Dân.  Họ mang thức ăn tới và chỉ dẫn cho nhóm người Anh cách thức trồng bắp, bắt cá, và săn bắn.  Nhờ đó, nhóm di dân đã sống sót.
 
Tháng 10 năm 1621, vì thu hoạch khá tốt, nhóm người Anh này tổ chức Lễ Tạ Ơn kéo dài ba ngày để ăn  mừng và có mời khoảng 90 số Thổ Dân tới ăn uống hầu tạ ơn.  Họ đã chọn William Bradford làm lãnh tụ và ông đã giữ chức Thống Ðốc suốt trong 37 năm liền - một vị Thống Ðốc không do Anh quốc bổ nhiệm.
Tisquantum là ân nhân của họ trong vai trò là một thông dịch viên.  Tuy nhiên anh đã bị chính đồng bào của anh ruồng bỏ vì lý do anh hợp tác với người da trắng.  Người da đỏ đã yêu cầu Thống Ðốc William Bradford trao Squanto cho họ để họ xử tội.  Tất nhiên là Thống Ðốc Bradford phải hết lòng bảo vệ anh.
 
Năm 1605, Squanto được Thuyền Trưởng George Waymouth mang về Anh Quốc cùng với 4 đứa trẻ khác (có thể là do bắt cóc) cho học tiếng Anh để làm thông dịch viên.  Năm 1614, Squanto được đưa trở về Mỹ Châu làm thông dịch.  Kế đó anh bị bắt cóc và bán làm nô lệ ở Malaga, Tây Ban Nha.  Vài năm sau, anh đào thoát trở về Anh.  Rồi anh làm hoa tiêu cho 2 chuyến qua Tân Thế Giới.  Cuối cùng anh trở về Patuset, Mỹ Châu, làm thông dịch viên trong những cuộc thương lượng giũa các lãnh tụ nhóm Hành Hương (The Pilgrims) và bộ lạc hùng mạnh nhất trong vùng là bộ lạc Wampanoag sachem, Massasoit.
Trớ trêu thay khi trở về quê hương để làm gạch nối giữa người da trắng và da đỏ, thì anh lại bị đồng bào anh coi là kẻ thù vì không chấp nhận sự hợp tác của anh với người da trắng. Tuy nhiên, anh vẫn kiên trì với thiện chí làm bớt đi những cuộc chém giết giữa người di dân và người da đỏ.
Tháng 11, 1622, Squanto qua đời vì bịnh sốt rét.  Lời trăn trối của anh được Bradford ghi lại là “Hãy cầu cho anh ta được về với Chúa Trời của người Anh trên Thiên Ðàng.”
Hiện nay người da trắng và da đỏ vẫn còn nhớ ơn Squanto.
 
Những Buổi Tiệc Tạ Ơn Khác Trên Mỹ Châu
 
Ngày 23 tháng Năm, 1541, Francisco de Vásquez de Coronado cùng thổ dân Tejas tổ chức Hội Tạ Ơn tại Palo Duro Canyon, Texas để ăn mừng cuộc hành trình của Francisco đi tìm thấy thực phẩm. 
Trong ý nghĩa tiệc mừng của người Âu Châu tạ ơn Chúa, ngày này cũng được nhiều người cho là đích thực Ngày Lễ Ðầu Tiên Tạ Ơn Chúa ở Bắc Mỹ.
Một tiệc mừng kế là tiệc mừng do Pédro Menéndez de Avilés tổ chức tại St. Augustine, Florida, ngày 8 tháng Chín, năm 1565.  Tiệc mừng này cũng được cho là Thanksgiving đầu tiên tại Mỹ.
Một buổi tiệc khác cũng được cho là Lễ Tạ Ơn Ðầu Tiên ở Mỹ Châu là bữa tiệc của Don Juan de Onate tổ chức ngày 30 tháng Tư năm 1598 tại gần San Elizario, Texas.
 
Quốc Hội và Tổng Thống Ấn Ðịnh Ngày Tạ Ơn
 
Ðêm Thứ Tư trước ngày Thansgiving là một trong những đêm bận rộn nhất cho các quán ăn và quán nhậu bởi vì đó là đêm đầu tiên của các sinh viên trở về tỉnh nhà trong học kỳ.
Ngoài tiệc tùng, nhiều thành phố như New York, Philadelphia, Houston, Detroit có tổ chức các trận đấu túc cầu (footblall) và các toán diễn hành thường kết thúc bằng toán diễn hành của các Ông Già Noel cho biết là Lễ Christmas đã khởi đầu.
Trong Cuộc Chiến Cách Mạng Mỹ Châu (Cuộc chiến chống Anh Quốc để thành lập ra Hoa Kỳ), theo thường lệ, Quốc Hội hàng năm ấn định một hay nhiều ngày lễ tạ ơn.  Riêng tháng 12 năm 1777, George Washington đã tuyên bố một ngày tạ ơn nhằm vinh danh trận đánh thắng Anh Quốc ở Saratoga.
Vào những năm lên làm Tổng Thống, Goerge Washington ấn định lại những Ngày Lễ Tạ Ơn.
Tổng Thống John Adams ấn định Thanksgivings vào các năm 1798 và 1799
Tổng Thống Madison ấn định Thanksgiving vào lúc kết thúc cuộc chiến, 1812.
Tại bang New York, Thanksgiving hàng năm được Thống Ðốc ấn định kể từ năm 1817.
Có một số tiểu bang ở miền nam không nhìn nhận những ngày tạ ơn như các tiểu bang khác. Tới năm 1858 mới có 25 bang và 2 lãnh thổ nhìn nhận Ngày Lễ Tạ Ơn.
Trong Cuộc Nội Chiến, Tổng Thống Abraham Lincoln tuyên bố ngày Thứ Năm cuối cùng trong Tháng 11, 1863 là Thanksgiving cho toàn quốc. Từ 1863, hàng năm toàn quốc Hoa Kỳ đều cử hành Lễ tạ Ơn vào ngày Thứ Năm cuối cùng của Tháng Mười Một.
Nhưng tới năm 1939 thì T.T. Roosevelt lại tuyên bố rằng Thanskgiving nên là ngày kế ngày Thứ Năm cuối cùng trong tháng 11 với mục đích giúp cho thời gian mua sắm vào dịp Christmas được kéo dài hơn. Ðề xuất này không có tính bắt buộc nên chỉ có 23 bang theo khuyến cáo này còn 22 bang khác không theo. Các bang khác, như Texas, đã ấn định cả hai tuần lễ là ngày Tạ Ơn.
Tới năm 1941, Quốc Hội HK quyết nghị lấy ngày Thứ Năm của tuần lễ thứ tư trong tháng 11 là ngày Thanksgiving. Ngày 26 tháng 11 năm 1941, T.T. Roosevelt ký ngày Tạ Ơn toàn quốc đó thành luật.
 
Khi Lễ Tạ Ơn chấm dứt thì mùa nghỉ lễ mùa đông truyền thống lại bắt đầu.  Ðó là mùa mua sắm cho Lễ Giáng sinh được khởi sự vào ngày Thứ Sáu Ðen - Black Friday - ngay sau Ngày Lễ Tạ Ơn. Truyền thống này được thành lập ít nhất là vào những năm 1930.  Trong khi ngày nhộn nhịp nhất về mua sắm vẫn là ngày Thứ Sáu sau ngày Thanksgiving thì ngày có số lượng hàng bán ra lớn nhất là ngày Thứ Bẩy hay là ngày 23 Tháng 12. Hầu hết các cửa hàng đều tăng số hàng tồn kho cho mùa nghỉ tháng Mười Hai vào ngay sau thời điểm Halloween diễn ra vào đêm 31 tháng 10 hàng năm, thậm chí có nơi còn tồn kho trước cả ngày vui đùa đó. Thứ Sáu sau Lễ Tạ Ơn hay là Black Friday còn được coi như là ngày Không Mua Gì Hết mà những người phản đối không mua sắm gì vì họ cho đó là những thói quen tiêu thụ phí phạm của những Nước Số Một trên Thế Giới.
 
Dầu sao thì Lễ Tạ Ơn mở ra ở Mỹ Châu vẫn mang đầy ý nghĩa biết ơn Thượng Ðế và Những Thổ Dân đã cứu giúp những vị Tiền Bối Hành Hương - The Pilgrim Fathers - những người đã đặt nền móng tự do và bình đẳng cho Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
 
Hải Bằng. HDB và Bạch Cúc. NTN
 
 
 
 

Add comment

Security code
Refresh

Tìm bài theo vần ABC