TKH - banner 07

Search

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Visitor Counter

User Rating: 0 / 5

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 

 

 

Dê cũng là loài vật gần gũi với đời sống và sinh hoạt của loài người nên có không ít giai thoại, truyền thuyết về nó. Đặc biệt, trong nền văn học cổ phương đông, hình ảnh con dê rất dễ gần, chúng chỉ cần cỏ non và lá xanh là có thể sống mãn nguyện, còn con người lại không muốn như thế, vì vậy loài dê trở thành một con vật có lắm chuyện để nói với loài người

Vào đời Tam Quốc có chuyện rằng khi Tào tháo đuổi bắt Tả Từ. Bí lối, Tả Từ liền chạy thẳng vào đàn dê, rồi dùng phép thuật biến mình thành dê. Khi phụ tá của Tào Tháo cho kiểm lại số dê thấy thừa một con, biết có Tả Từ trong đó, liền bảo: "Tả từ cứ đầu hàng, ta không giết đâu mà sợ !". bỗng một con dê trong đàn bước ra gật đầu, quỳ lạy. Phụ tá Tào Tháo xông vào bắt sống tức thời cả đàn dê liền quỳ xuống, khiến tên quan không phân biệt được con dê nào là hoá thân của Tả Từ nữa ! Câu chuyện kết luận: Loài dê có đức độ hơn người, không phản trắc, không tố giác bạn bè". Trong Sách Của Trang Tử đã ví phép dưỡng sinh phải khéo như phép chăn dê. Muốn cả đàn dê cùng tiến, chỉ cần ra roi quát khẽ vào con cuối cùng là đủ. Còn sách "Hán thư" kể chuyện Lý thức mặc áo dài, đi giày cỏ, chăn dê hàng năm trời ở Thượng lâm để lập chí.

Câu chuyện ca ngợi đức trung kiên của Tô Vũ. Khi bị giặc Hung nô đày ra Bắc Hải chăn một đàn dê đực, Hẹn khi nào dê đẻ thì cho về. Tô Vũ vẫn nắm vững ngọn cờ tiết nghĩa của nhà Hán, ngày ngày đào dế, bắt chuột ăn để sống qua ngày, không hề nản lòng thoái chí.

 

Dê Trong Ca Dao, Văn Học Linh Động, Hấp Dẫn Mà Thâm Thúy

Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi

Em đây luống những ngậm ngùi tuổi Thân !!

Trẻ em nhà quê khi chơi trò dung dăng dung dẻ thường thuộc lòng bài đồng dao vui nhộn:             

Dung dăng dung dẻ

Dắt trẻ đi chơi

Cho Cháu về quê

Cho dê đi học

Cho cóc ở nhà

Cho gà bới bếp

Ngồi xệp xuống đây

Nữ Sĩ Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm, sinh cuối đời hậu Lê không rõ năm sinh.  Sau khi Tổng Cóc từ trần, nữ sĩ lập quán bán nước để mưu sinh và giao thiệp với các bạn văn nhân thi sĩ . Một hôm bọn trẻ dẫn nhau đến yêu cầu Xuân Hương cho tựa bài thơ, bà đọc bốn câu thơ  :

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ

Lại đây cho chị dạy làm thơ

Ong non ngưá nọc châm hoa rữa

Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa.

Trong điển cố văn học đã có từ “ dương xa” là xe dê các đời vua chúa dùng đi lại trong cung phi mỹ nữ, trong việc đưa đón ái ân. Trong tập Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều (1741-1789) cũng có câu:

Phải duyên hương lửa cùng nhau

Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào

Nguyễn Ðình chiểu (1822-1888) nhà thơ yêu nước chống thực dân Tây. Trong bài Văn Tế Nghiã sĩ Cần Giuộc, đã gởi phần tâm sự và lời chê trách người cộng tác với thực dân, làm tay sai dày xéo dân tộc khổ đau vì nô lệ:

Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó.

Mùi tinh chiên vấy đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

Theo sử sách ghi chép, dưới thời nữ Hoàng Ðế Cixi (1835-1908) gọi là Từ Hi Thái Hậu/Tz’u-hsi, ngay từ rằm tháng 2 Kỷ Hợi (1873), mỗi tỉnh của Trung Hoa tiến cử 10 đầu bếp giỏi nhất của mình về kinh thành soạn thảo thực đơn.  Sau gần hai tháng chuẩn bị, các đầu bếp thống nhất một thực đơn gồm 140 món. Trong đó có 7 món đặc biệt " Sơn dương trùng" là một trong bảy món ăn đặc sản độc đáo...giới bình dân thì làm lẩu hay Carry dê..

Theo Ðông Y, sửa dê có vị ngọt tính âm tác dụng bổ hư, bồi dưỡng cơ thể.  Người ta vắt sửa dê vào lúc trời sáng, khi dê con chưa ngủ dậy, bế dê con sang chỗ khác vắt sửa dê mẹ

Người nước Lỗ khi xưa phải mổ thịt dê đực làm lễ "Cốc sóc".  Về sau lễ ấy được bỏ đi nhưng người ta vẫn theo lệ mà nộp dê.  Tử Cống (học trò Khổng Tử tên là Ðoan Mộc Tứ nhỏ hơn Khổng Tử 30 tuổi) muốn bỏ hẳn lệ ấy đi, nhưng Khổng Tử (Kong Qui sinh năm 551-479 trước CN) bảo: "Ngươi tiếc con dê còn ta thì tiếc cái lễ".  Ý muốn nói, triều vua bây giờ đã suy, bỏ mất lễ "Cốc sóc" nhưng vẫn giữ tục nộp dê thì người ta vẫn nhớ đến lễ ấy và lễ cốc sóc không mất hẳn.  Câu chuyện này chứng tỏ dê có một vai trò quan trọng như thế nào trong văn hoá Trung Quốc.

Thi sĩ Bùi Giáng (1926-1998) cảm nỗi lòng Tô Vũ, và chính ông cũng một thời chán đời về mua dê và chăn dê ở quê nhà, núi đồi Quế Sơn tỉnh Quảng Nam, trong khoảng từ (1945 đến 1952)

 

Ðồi tăm tắp chạy về ôm chân núi

San sát đồi phủ phục quần núi xanh

Chiều xuống rồi tơ lòng rộn ràng rối

Trời núi đồi ngây ngất nhảy dê nhanh

Thôi từ nay tha hồ em mặc sức

Nhảy múa tung sườn núi vút dòng khe

Thôi từ nay tha hồ em mặc sức

Vang vang lên đồi núi giọng be be....

Ngẩng đầu lên ! dê ơi anh thong thả

Ðeo vòng vào em nghển cổ cong xinh

Ngẩng đầu lên ! đây lòng anh vàng đá

Gửi gắm vào vòng mây nhuộm tơ duyên...

Ông Tô Vũ, sứ giả nhà Hán thời (Hán Vũ Đế vua thứ 6 nhà Hán 140-87 tr.CN). Tô  Vũ đi sứ sang Hung Nô. Triều đình Hung Nô có lời dụ hàng, Nhưng Tô Vũ giữ thể diện nhà Hán, giận dữ quát mắng, chúa Hung Nô là Thuyền Vũ sai quân áp tải ông đến giam vào hang sâu, với ý giết chết sứ thần nhà Hán. nhưng Tô Vũ không chết trong hang. Thuyền Vũ liền truyền lệnh đầy ông lên phương bắc, vắng như sa mạc, tuyết phủ quanh năm. Ông phải chăn một đàn dê đực, với sắc chỉ của chúa Hung Nô: " Bao giờ trong đàn dê, dê đực đẻ con, sứ thần Tô Vũ  được trở về đất Hán".

Hán Vũ Đế và cung đình nhà Hán biết tin sứ thần Tô Vũ  bị hại, đã nêu tấm gương trung nghĩa với đất nước và  bị giam trong hang cho đến chết, nên vô cùng thương xót, luôn nêu cao công trạng và gương trung nghĩa cho đời. (Thời gian trôi qua Hán và Hung Nô giảng hoà,Tô Vũ được tự do về nước).   

Dê Trong Văn Học Cổ Việt Nam

Con dê cũng lăm chuyện để nói. Vua Minh Mạng lên ngôi từ 1820 - 1840) là một ông vua nổi tiếng viều chuyện.

Trong nước thời ấy hễ ai có con gái đẹp trong nhà đều lo sợ bị bắt tiến vua làm cung phi, mỹ nữ. Chuyện nàng Son chẳng hạn. Năm Quý Mùi cách đây vừa tròn 180 năm ( 1823 - 2003 ) đúng vào năm con dê. Vua Minh Mạng làm bài thơ tự trào nổi tiếng có câu: "Nhất dạ ngũ giao, tam hữu dụng". Nghĩa là một đêm ngủ với năm bà, thì ba bà mang thai!

Trong phong trào Cần Vương ở Nghệ Tĩnh ai cũng biết tên Việt gian Nguyễn Thân, khét tiếng là tàn bạo và dâm dục. Một hôm y cho gọi phường chèo tới hát phục vụ. Nửa chừng, hai anh hề chèo bước ra sân khấu, rủ nhau đánh bạc để lấy cớ chơi xỏ tên gian thần. Anh hề Giáp liền lấy 4 đồng tiền bôi vôi bỏ vào đĩa, rồi úp bát xóc. Một anh hề khác là ất móc túi bỏ ra 3 tiền đặt vào mặt lẻ. Giáp liền xoay bát rồi phán:

Dê kêu !

Ất hỏi:

Dê kêu là thế nào?

- Mày ngu lắm, không biết dê kêu là "bé bé" sao !

-Con dê còn biết chê mày đánh bé quá !

Ất liền móc túi bỏ thêm tiền:

Đây thêm 3 tiền, dê kêu nữa thôi !

Giáp liền xoay bát quát to:

- Dê kêu, dê kêu !

Ất vét túi, quát lại:

-Đấy tao đánh cả quan, mày dám không?

Ất quát lại:

-Đánh cả quan thì đánh, tao cóc sợ

"Đánh cả quan" ở đây tức là đánh cả 100 đồng tiền ( 100 đồng = 1 quan tiền). Nhưng dụng ý của hề là quát vào mặt tên Việt gian. Đòi "đánh cả quan". Thế là tên quan Nguyễn Thân hôm đó đành phải đỏ mặt tía tai, không thể bắt bẻ gì được. Khi đã chửi xỏ tên Nguyễn Thân xong, Giáp liền xoay bát 3 vòng rồi lật ra mặt chẵn. ất đánh mặt lẻ chịu thua. Giáp vơ tiền bỏ túi mình rồi vênh mặt dạy đời ất: "Cờ bạc là bác thằng bần". Vậy chi mày nên tìm phường "vào luồn ra cúi" mà kiếm ăn cho "sướng thân". ất liền ngửa hai bàn tay hát rằng :

Tài giỏi sá gì thân khuyển mã

Thà rằng ngồi tót vuốt râu dê

Những ngời cùng xem diễn trò hôm ấy được một phen tán thưởng tài nghệ "mắng quan" của hai anh hề.

  Nguồn : internet

Trường Sơn - Sưu Tầm

 

Add comment

Security code
Refresh

Tìm bài theo vần ABC