TKH - banner 06

Search

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Visitor Counter

User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 

Vài Lời Bàn Về “14 Điều Răn Của Phật”

     Hiện nay, “14 Điều Dạy Của Đức Phật,” hoặc “14 Điều Răn Của Phật,” hoặc “14 Điều Phật Dạy,” hoặc “14 Lời Phật Dạy” (như liệt kê bên dưới) được một số chùa ở Việt Nam phổ biến và giảng dạy cho Phật tử. Rồi dưới tựa đề khác nhau và đôi khi văn bản hơi khác nhau, 14 điều này được những người có nhiệt tâm chép đăng lại rộng rãi trên Internet.

2694 1 14 DieuRancuaPHATTR Van Giang TN ST

Image result for Đức Phật Thích Ca

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

     Thật ra, “14 Điều Răn Của Phật” hay “14 Điều Dạy Của Phật” là tên của một bản văn được truyền tụng không có nguồn gốc rõ ràng, nhưng nội dung của bản văn này được nhiều người xem như đã được trích ra từ những ý tưởng trong kinh Phật.

“14 điều” này vốn được lưu truyền nguyên thủy có lẽ từ chùa Thiếu Lâm, Trung Hoa. Không có bài kinh nào trong các bộ “Kinh Tạng Pa-li,” “A-Hàm Kinh” và “Kinh Đại Thừa” có liệt kê đủ 14 điều này. Tác giả có thể là các nhà sư chùa Thiếu Lâm và họ đã biên tập, trích dẫn ý tưởng từ các bản kinh, và tập hợp lại theo thứ tự do riêng họ đặt ra.

     Việc truy tìm lại nguyên gốc các câu riêng lẻ từ kinh Phật là điều rất khó. Các bản dịch tiếng Việt đã có một số chi tiết không chỉnh so với nguyên tác. Ví dụ, “Điều Răn” là cách dịch không chính xác từ chữ “Giới” (nguyên ngữ “Śīla” trong tiếng Phạn với nghĩa “giới” của Phật giáo, hay “điều khoản đạo đức.”)

     Trong nhiều bản in, “14 Điều Răn Của Phật” được phổ biến tại Việt Nam có chữ ký của Hòa thượng Kim Cương Tử ở dưới như là người phát hiện và sưu tầm. (Theo Wikipedia tiếng Việt)

“14 điều răn của Phật” liệt kê theo một bản dịch ra tiếng Việt:

1- Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.

2- Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá.

3- Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại.

4- Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị.

5- Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình.

6- Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu.

7- Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti.

8- Khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã.

9- Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng.

10- Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe, trí tuệ.

11- Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm.

12- Lễ vật lớn nhất của đời người là sự khoan dung.

13- Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết.

14- An ủi lớn nhất của đời người là bố thí.

2694 2 14DieuRanCuaPHATTVGiang TN ST

Image result for 14 Điều Răn Của Phật”

Bàn về nội dung

     Ngoài những vấn đề liên quan đến nguồn gốc kinh Phật đã được nói bên trên – và “Phật” ở đây được hiểu sát nghĩa là Phật Thích-Ca Mâu-Ni, một người đã từng sống và du hóa 45 năm trên thế gian này – 14 lời nói trên cũng có những vấn đề về mặt hành văn và cách suy luận. Vài điểm quan trọng sau đây có thể làm người đọc nhận ra là “14 lời nói trên” có thể là “giả mạo (?)” Có nghĩa là không phải lời thật của Phật:

    Chúng (“14 Điều Răn”) chỉ đơn thuần là những lời tuyên bố, hoàn toàn không đưa ra lời giải thích vì sao. Khác với cách dạy của Phật
Câu nào cũng dùng cấp tối cao – chữ “nhất.”
     Có những điểm mâu thuẫn hiển nhiên với giáo lý của Phật, được xác định trong những bài kinh có thẩm quyền còn lưu lại. Thí dụ:

     Lời (điều) 2: Ngu dốt lớn nhất của loài người không phải là dối trá, mà là không biết là mình đang bị tấm màn vô minh vây phủ, và vô minh chính là mắt xích đầu tiên của chuỗi Duyên khởi với 12 thành phần (“Thập nhị nhân duyên” – Mười hai (12) nhân duyên). Đó là:

     Mười hai (12) nhân duyên là một dây chuyền liên tục, chuyền từ giai đoạn này đến giai đoạn khác trong nhiều đời:

     Vô minh: Vô minh là không sáng suốt, là mề lầm, không nhận được bản tính duyên khởi chân thật. Do vô minh, nên không biết tất cả sự vật, dầu thân, dầu cảnh, dầu sinh, dầu diệt, dầu năng, dầu sở, dầu có, dầu không, đều do nhân duyên hội họp mà giả dối sinh ra, do nhân duyên tan rã mà giả dối mất đi, đều theo nhân duyên mà chuyển biến như huyễn, như hóa, không có thật thể. Chính vì không biết như thế, nên lầm nhận thật có cái ta, thật có cái thân, thật có hoàn cảnh, rồi do sự đối đãi giữa thân tâm và cảnh giới, phát khởi ra những tâm niệm sinh diệt chuyển biến không ngừng.

     Hành: Hành, chính là cái tâm niệm sinh diệt chuyển biến không ngừng ấy, nó làm cho chúng sanh nhận lầm có cái tâm riêng, cái ta riêng của mình, chủ trương gây các nghiệp, rồi về sau chịu quả báo.

    Thức: Tâm niệm sinh diệt tiếp tục ấy, theo nghiệp báo duyên ra cái thức tâm của mỗi đời, chịu cái thân và cái cảnh của loài này hoặc loài khác.

    Danh sắc: Các thức theo nghiệp báo duyên sinh ra danh sắc. Sắc, bao gồm những cái có hình tướng, như thân và cảnh; Danh, bao gồm nhwnxgc ái không có hình tướng, như cái sự hay biết, nói một cách khác, là thức tâm thuộc nghiệp nào, thì hiện ra thâm tâm và cảnh giới của nghiệp ấy.

    Lục nhập: Thân tâm đối với cảnh giới thì duyên khởi ra các sự lãnh nạp nơi 6 giác quan, nhãn căn lãnh nạp sắc trần, nhĩ căn lãnh nạp thanh trần, tỷ căn lãnh nạp hương trần, thiệt căn lãnh nạp vị trần, thân căn lãnh nạp xúc trần và ý căn lãnh nạp pháp trần.

    Xúc: Do những lãnh nạp như thế, mà các trần ảnh hưởng đến tâm hay biết sinh ra quan hệ với nhau, nên gọi là xúc.

    Thọ: Do những quan hệ giữa tâm và cảnh như thế, nên sinh ra các thọ là khổ thọ, lạc thọ, hỷ thọ, ưu thọ và xả thọ.

    Ái: Do các thọ đó, mà sinh lòng ưa ghét, đối với lạc thọ, hỷ thọ thì ưa, đối với khổ thọ, ưu thọ thì ghét và đã có ưa ghét thì tâm gắn bó với thân, với cảnh, hơn bao giờ hết.

    Thủ: Do tâm gắn bó với thân, với cảnh nên không thấy được sự thật như huyễn, như hóa, mà còn kết hợp được những ảnh tượng rời rạc đã nhận được nơi hiện tại, thành những sự tướng có định, rồi từ đó chấp mọi sự vật đều có thật, sự chấp trước như thế, gọi là thủ.

    Hữu: Do tâm chấp trước, nên những sự vật như huyễn như hóa lại biến thành thật có, có thân, có cảnh, có người, có ta, có gây nghiệp, có chịu báo, có sống và có chết, cái có như thế, tức là hữu.

    Sinh: Có sống, tức là có sinh, nói một cách khác, là do không rõ đạo lý duyên khởi như huyễn, không có tự tánh, nên nhận lầm thật có sinh sống.
     Lão tử: Lão tử là già rồi chết. Do có sinh sống, nên có già, rồi có chết.

    Lời 6: Tội lỗi lớn nhất của con người, trong ý nghĩa hành động (làm) những gì mang lại những kết quả đáng sợ nhất, ngay lập tức cho chính người làm, có lẽ không phải là “bất hiếu,” mà là “Năm Tội Lớn” (Ngũ nghịch). Đó là:

    Năm tội lớn (sa. pañcānantaryāṇi karmāṇi), còn được gọi là Ngũ nghịch, Ngũ vô gián nghiệp là năm tội nặng nhất dẫn đến quả báo ngay lập tức, trong kiếp này (vô gián, Phạn văn “ānantarya” nghĩa là ngay lập tức, không có trung gian, gián đoạn), sau khi chết sa đoạ Ðịa ngục (sa. naraka). Chúng cụ thể là:

1- Giết cha (sát phụ, sa. pitṛghāta);
2- Giết mẹ (sát mẫu, sa. mātṛghāta);
3- Giết một vị A-la-hán (sát A-la-hán; sa. arhadvadha);
4- Làm thân Đức Phật chảy máu (có thể là phá hoại tượng Phật, ảnh Phật) (xuất Phật thân huyết, sa. tathāgatasyāntike duṣṭacittarudhirotpadana)
5- Chia rẽ Tăng-già (Phá hoà hợp tăng, sa. saṅghabheda).

    Ngoài điểm thứ 14 ra (mặc dù chữ “an ủi” ở đây không nói rõ là an ủi dành cho người bố thí, hay người được nhận vật bố thí), nội dung của 14 điều răn (với cách dùng cấp tối cao của người sưu tầm) có vẻ như muốn cho người ta biết là Phật đi sâu vào những chi tiết của cuộc sống thường ngày của thế gian, khác với tính chất phổ quát (tức luôn luôn có giá trị) và tất yếu của những lời dạy được thể hiện trong hầu hết tất cả các bài kinh được tìm thấy trong các Đại tạng kinh. Nội dung của những lời Phật dạy chung quy không rời chủ đề quan trọng nhất đã được nhắc đến trong Tứ diệu đế, là Khổ và mục đích cứu cánh là Diệt khổ, hoặc nói cách khác, giải thoát ra bể khổ luân hồi, vòng sinh tử, với ví dụ điển hình trong “Vô vấn tự thuyết” (zh. 自說, pi. udāna) như sau:

“Như biển lớn chỉ có một vị duy nhất, này các Tỉ-khâu, đó là vị mặn của muối; Cũng như thế, giáo pháp và giới luật của ta cũng chỉ có một vị duy nhất, đó là vị của giải thoát.”

“Seyyathāpi, bhikkhave, mahāsamuddo ekaraso loṇaraso; evameva kho, bhikkhave, ayaṃ dhammavinayo ekaraso vimuttiraso…” (Udāna, 5. Soṇavaggo, 5. Uposathasuttaṃ).

Bài đọc thêm:

2694 3 14DieuRancuaPHATTVG TN ST

Bảy Điều Suy Ngẫm - Dalai Lama

Bảy (07) Điều Suy Ngẫm của Đức Dalai Lama

Khỏe, không phải là nhấc lên Mạnh, mà là để xuống Nhẹ.
Kính, không phải là đối với Trên, mà là xử với Dưới.
Ðẹp, không phải là hút Người Vào, mà là giữ người Ở Lại.
Xấu, không phải tại Gương Mặt, mà ở tại Cách Sống.
Khéo, không phải là tạo điều To, mà làm điều Nhỏ.
Hay, không phải là Ngạc nhiên, mà là sự Thú vị.
Buồn, không phải do Bên ngoài, mà là ẩn Bên trong

Trần Văn Giang (ghi lại)

Nguồn Internet - Trực Nguyễn Sưu Tầm

 

 

 

Comments  

#1 Vài Lời Bàn...chính hồ 2018-08-17 03:07
Với Nhà sưu tầm:
Theo chú, trong giáo lý nhà Phật, điều quan trong hơn hết là Tâm, nhứt là đối với người tỉnh thức (khác với trí thức): Nhứt thiết do tâm tạo. Nhưng Tâm vừa vô hình vừa cực kỳ linh động, biến hóa khôn lường cho nên hành giả luôn phải triệt để, liên tục và trường kỳ quán chiếu để kiếm soát tâm. Bất cứ ai cũng có thể sa đọa, do đó không ai có quyền thỏa mãn về thành tích của mình, dầu ở bất kỳ địa vị và hoàn cảnh nào.
Lấy Tâm nghiền ngẫm chánh pháp vốn là ngọn đuốc soi đường rồi từng giờ một, ngày một, từng bước vương lên, vương lên mãi , không có điểm dừng./.
Quote

Add comment

Security code
Refresh

Tìm bài theo vần ABC