TKH - banner 04

Search

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Visitor Counter

User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 

 

 
Tôi và Tý cùng được bổ nhiệm dạy trường trung học Hòa Vang, một quận ngoại ô thành phố Đà Nẵng. Tôi dạy Lý Hóa Sinh, Tý dạy Pháp văn, thành ra thân nhau.
Mùa xuân năm 1975, tôi và Tý đã mất việc vì liên hệ lý lịch xấu của chồng. Phan xuân Phương chồng tôi và Nguyễn văn Xương chồng Tý đều đi tù tại Miền Bắc Vietnam. Trong thời gian nầy chúng tôi thường gặp nhau tâm sự an ủi và trao đổi thư từ của hai ông chồng đã gởi về. Sau gần sáu năm, Phan được trả tự do vào mùa Xuân 1981. Còn Nguyễn phải ở lại tù đến 9 năm. Rồi từ đó, chúng tôi bảo nhau qua lại đến thăm nhau mỗi tuần một lần. Khi thì đúc bánh xèo, lúc thì nấu mỳ Quảng, hoặc đổ bánh bèo, cùng nhau ăn uống vui vẻ, cũng là để bồi dương cho 2 ông chồng sau những năm cơ cực trong lao tù CS.
 
Đến năm 1989 có chủ trương cho những người tù của chế độ cũ được ra đi định cư ở Mỹ theo diện HO. Chúng tôi cũng bảo nhau hằng đêm đốt nhang cầu nguyện Phật Tổ cho hai gia đình cùng đi Mỹ trên một chuyến bay và cùng được định cư một chỗ để được gần nhau như xưa. Đúng như điều mong ước,chúng tôi được sắp vào danh sách HO.4, cùng rời Tân Sơn Nhất ngày 6/9/1990 và cùng đặt chân đến phi cảng quốc tế Los Angeles vào chiều thứ sáu 13/9/1990. Tại đây hai gia đình chúng tôi chia tay nhau. Gia đình Tý và Nguyễn sang Boston bang Massassuset, còn gia đình tôi về Michigan, vùng có Ngũ đại Hồ lạnh giá. Ở Vietnam gặp nhau hằng tuần, đến xứ người tưởng được gần nhau,nhưng lại xa nhau, khiến chúng tôi bùi ngùi lưu luyến. Tý là người mập mạp, vô tư ăn ngủ dễ dàng, còn tôi ngoài cái dáng mảnh khảnh lại thêm tính hay suy nghĩ và mềm yếu. Hai chúng tôi trái ngược nhau, nhưng rất thân nhau bởi vì cùng một quan niệm coi tình cảm là quí hơn tiền bạc. Ôm nhau một lần rồi chia tay đôi ngã. Khi lên máy bay, còn đang loai hoai tìm chỗ ngồi để nghĩ mệt vì đã qua một đường bay quá dài, ít ăn và không ngủ nên cơ thể bất an.
Thình lình nghe các con tôi ôm nhau và la lớn: “Xuống gấp kẻo máy bay cất cánh, có người ở Santa Ana đến bảo trợ.”Mọi người trên máy bay đều nhìn chúng tôi và nghĩ rằng chúng tôi là lũ người điên, vì thấy chúng tôi lục tục kéo xuống. Lần đầu tiên trong đời trên xứ Mỹ tự do, tôi đã mang ơn và luôn nhớ ơn một người Mỹ da màu, đó là bà Julie, một người gốc Phi Châu, sinh trưởng ở Hawai làm việc tại trại tị nạn ở Thailand đã giúp đở tôi liên lạc gấp rút với người  Ana. Nhờ đó chúng tôi đã định cư tại nơi đây hơn 10 năm qua. Chúng tôi rất sung sướng được về vùng nắng ấm California có khí hậu giống với Miền Nam Vietnam.Sau hơn nửa năm mất liên lạc, tôi lại nhận được thư Tý và từ đó cũng giao hẹn mỗi tháng gọi thăm nhau qua lại một lần. Thời gian cứ tưởng êm đềm trôi nhanh trên xứ người. Nào ngờ hơn một tháng không thấy Tý gọi qua, tôi vội gọi Tý, mới hay Tý vào nằm bệnh viện đã nửa tháng. Theo như lời Nguyễn, Tý bị sạn mật phải cắt bỏ túi mật, sau khi mổ thì bác sĩ cho biết gan cũng đầy sạn nên phải mỗ gan lấy sạn ra cho hết. Chỉ rong vòng nửa tháng ở bịnh viện, Tý không ăn uống được, phải truyền dưởng trấp qua một ống dây đưa vào thực quản, nên Tý sụt mất 20 Lbs. Sau đó Tý được bịnh viện cho về thăm nhà và con rồi vào mổ tiếp lần thứ hai. Tôi được nói chuyện với Tý mới biết Tý chỉ đau lâm râm vùng sườn bên phải nhưng chồng Tý lo sợ trợ cấp y tế miển phí bị cắt giảm thì không có tiền để chửa bệnh, nên gấp rút đưa vợ đi mổ mà không tham khảo với nhiều bác sĩ khác ở ngoài bệnh viện hoặc hỏi ý kiến thân nhân và bạn bè. Sau khi mổ, Tý bảo cô ta đau đớn quá sức không rục rịch hoặc xoay trở được thân người,nước từ gan chảy ra cứ thấm ướt cả quần áo mặc dù có một ống dây nhựa đưa từ gan ra một túi nilon đặt bên ngoài sườn phải. Mỗi đêm phải thay hai ba lần quần áo mà nướcvẫn thấm ướt lạnh cảlưng. Qua đó, tôi biết bệnh tình của bạn tôi rất là trầm trọng và khó khăn vì sự quyết định quá vội vàng của chống Tý.. Tôi chỉ biết an ủi để Tý được an tâm. Tôi không thể nào quên được lời nói của Tý: “Chắc Tý chết quá Lê ơi, chỉ tội nghiệp cho thắng út Tú còn quá nhỏ mới 8 tuổi, sợ Nguyễn lấy vợ khác sẽ khổ cho nó”. Tôi gắng gượng cười nói để Tý an tâm: “Không sao đâu, Tý cứ an tâm, Nguyễn bảo đây là bệnh viện lớn nhất nước Mỹ và nổi tiếng nhất thế giới, bịnh tình của Tý sẽ thuyên giảm”. Vào đúng rạng sáng ngày lễ Lao Động của Mỹ năm 1993, Tý nhập viện sau một cơn đau dữ dội để mổ gấp rút, với vết thương quá nặng ở gan, kèm theo sự bất cẩn của y tá đút lộn ống dây vào khí quản thay vì vào thực quản, nên Tý nghẹt thở và đã ra đi vĩnh viễn. Dây là sự thật như lời Nguyễn kể, và theo thiển ý của tôi cần phải quyết định thận trọng qua sự tham khảo với nhiều bác sĩ cũng như bạn bè vào người thân để đi đến quyết định sống còn của một con người, không thể dựa vào sự miễn phí của bảo hiểm y tế để giết chết sự sống của bạn tôi. Tôi thầm nghĩ nếu chưa mổ xẻ, bạn tôi sẽ chưa chết sớm như vậy. Tôi mất bạn thân, tôi đau đớn vô cùng trong suốt tám năm qua tôi cố quên, nhưng vẫn nhớ không biết Nguyễn mất vợ anh ta có đau đớn như tôi không?
 
Hiện tại các con của Nguyễn đã thành danh. Cháu lớn đã tốt nghiệp kỷ sư lương khá cao, cháu nhì là một nhà nghiên cứu khoa học và cháu út chuẩn bị vào đại học. Riêng với Nguyễn đã có một bạn đời khác ngay sau đó, trẻ hơn anh 15 tuổi với nhan sắc tầm thường không mặn mà như Tý. Tôi còn nhớ lời Nguyễn bảo với tôi khi Tý vừa mới mất: “Chắc tôichết mất chị Lê ơi. Mất Tý tôi không thể nào sống nỗi, tôi sẽ ở vậy nuôi thằng Út”.Tôi cũng buồn và khuyên anh ta: “Thôi anh a, có buồn cũng chẳng được gì, thời gian sẽ trả lời tất cả những điều anh nói hôm nay. Tôi chỉ cần anh ở vậy chín năm để nuôi thằng Út đến lúc vào đại học và ra đi làm để bù với những tháng ngày Tý nuôi con thăm chồng là đủ rồi.” . “Tý ơi, việc xảy ra ngoài ý muốn của tôi, chính tôi đang sống mà không còn giữ được chồng mình, thì làm sao tôi giữ được Nguyễn choTý, người đã chết. Dù sao sự hy sinh của Tý vẫn có ý nghĩa hơn những gì xảy ra trong thường tình mà tôi là người còn sống đã thấy được và chắc Tý ở thế giới bên kia cũng thấu hiểu tình tôi đối với bạn”.
Mùa xuân năm 1995, tôi về thăm lại VN sau khi học xong Đạihọc Đông y và thi đậu bằng hành nghề châm cứu và thuốc bắc tại Mỹ. Tôi ghé về quê, thăm mẹ Tý, thấy thật thương tâm bởi lẽ bà đã quá đau khổvì sau khi Tý qua Mỹ được nửa năm thì chồng bà chết. Khóc chồng, phần trông nhớ con, bà đã mù hẵn đôi mắt và đang ngồi chống gậy trông ra ngõ chờTý. Khi thấy bà, tôi không cầm được nước mắt và cố nín khóc mà nước mắt cứ tuôn rơi. Bà hỏi tôi từng tiếng gần như hụt hơi: “ Sao đi cùng một lần mà không rủ nhau cùng về”. Lời nói êm như một câu trách móc. Tôi cảm thông với nổi đau đớn tận cùng của bà và thầm nghĩ lại lời các con và chồng tôi dặn: “ Về VN gặp mẹ cô Tý phải gắng khôn khéo nói dối để khỏi lộ chuyện cô

Tý mất cho bà yên tâm sống trong hy vọng.. Nói dối nầy không hại gì ai nhưng nuôi được sự sống nên tôi phải làm thế, tuy rằng tính tôi hay nói thật. Tôi trả lời nhanh: “Qua Mỹ con sẽ kể hết cho Tý nghe nỗi nhớ thương, trông chờ của bác đối với nó, và tết năm tới tụi con sẽ cùng về thăm bác. Bác cố gắng tịnh dưởng cho khỏe”. Bà bảo: “Tao cố gắng sống để chờ hai đứa bay cùng về thăm tao một lần”. Bà cầm chặc tay tôi, không cho ra về mặc dù bên ngoài trời đã gần tối hẵn. Cậu học trò cũ của tôi là em củaTý bảo: “Mẹ buông tay cô ra để cô ấy về kẻo tối vì mai cô phải vào Saigon và qua Mỹ lại.”Tôi vội bước nhanh ra khỏi cửa như trốn chạy hình ảnh thương tâm mà tôi đã chứng kiến. Trên con đường từ Hòa Vang về Đà Nẳng, ngang qua trường Trung Học Hòa Vang nơi hai chúng tôi đã dạy học, tôi bùi ngùi nhìn vào con đường đất đỏ dẫn đến nhà Tý với hàng dừa xanh mượt ngã la đà nặng trỉu trái.Cũng tại nơi đây chúng tôi thường song đôi chuyện trò, còn các nhóc học sinh chạy nhảy nô đùa. Nước dừa ngọt mát cuống họng sau khi ăn những chén bánh bèo cay nóng chỉ còn là dư hương ngày cũ. Cảnh vật không thay đổi nhưng bạn thân đã vĩnh viễn ra đi không bao giờ gặp lại. Tôi chưa hứa cụi với ai một điều gì, nhưng sao lòng tôi cứ ân hận mãi điều tôi hứa với mẹTý, mà tôi biết không thể nào thực hiện được mà vẫn cứ hứa. Chắc Tý và mẹ đã gặp nhau bên kia thế giới cũng thông cảm và tha thứ cho tôi… Gió lạnh của mùa xuân thấm vào lưng làm tôi ớn lạnh nghĩ rằng hồn Tý đã quyện với trời xanh mây trắng đang bay cao để chứng kiến cho tình cảm của tôi đối với bạn. Tý cứ yên tâm an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng, vì nơi đó không có sự lừa dối phản bội, nơi mà trong đời cuối cùng ai cũng đến. Ở nơi đây cõi trần tạm bợ, có một người bạn luôn luôn nghĩ đến Tý. Tình bạn bất vụ lợi của chúng mình, thân quí nhau vì tình nghĩa, dù rằng tiền bạc là phương tiện của cuộc sống nhất là trên một xứ sơ mà đạo lý luân thường thiếu sót, chỉ có chủ nghĩa cá nhân, vật chất là trên hết.
 
Tôi viết những dòng nầy để tưởng niệm bạn tôi và vơi đi nổi buồn đã mất bạn thân trên xứ người, và cũng để cảm ơn Trời Đất đã dung dưởng bảo bọc gia đình tôi bình an hơn mười năm ly hương. Cũng tại trên đat tự do nầy, tôi có cơ hội tiếp tục học lại nghề đông y của ông nội và cha tôi mà tôi hằng mơ ước. Chỉ tại nơi đây nhờ sự giúp đở tài chánh của chính phủ Mỹ, tôi mới có phương tiện để làm lại từ đầu và thể hiện thành công ước mơ nhỏ bé nầy. Tuy rằng đời sống không giàu sang dư dã, nhưng cũng được sống đầy đủ trong quảng đời còn lại...
 
 
Ythái Lê.

 

Comments  

+1 #2 Tình bạn thân thươngLE YTHAI 2016-04-27 23:22
Thành thật cảm ơn Ngọc Hân đă vaò đọc đoạn tuỳ bút viết xuân năm 2001 sau khi bạn đồng nghiệp ra đi vĩnh viễn vào sáng lễ lao động tại MỸ 1992
Ai đã từng trải qua nỗi đau mất người thân mới thật sự hiểu thấu , cũng như ai đã từng tổn thương mới thấm thía và nhất là ai đã hy sinh thật nhiều rồi bị phản bội khi kiệt sức ...mới cảm giác được con tim như đang bị bóp nghẹt rã rời ...dòng lệ tự lăn trên đôi má hao gầy...và may mắn thay thời gian là liều thuốc màu nhiệm làm lành vết thương trong cô đơn
Bạn đọc đã đồng cảm với Y Thái xin chân thành cảm ơn Ngọc Hân nhiều
Quote
+1 #1 Re:Tình Bạn Thân ThươngNgọc Hân 2016-04-24 23:15
Tác giả đã trải lòng mình trên trang giấy thể hiện tấm chân tình yêu thương bạn bè với một tấm lòng thủy chung chan chứa Tình người thật đáng suy gẩm.
Cảm ơn tác giả.
Ngọc Hân.
Quote

Add comment

Security code
Refresh

Tìm bài theo vần ABC