TKH - banner 07

Search

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Visitor Counter

User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 

Chuyện Bình Thường TẠI THỦ ĐÔ XHCN : NGHỀ HÓT CỨT (Y.N.H.AU)

4885 NgheHotCut

Ảnh: của Ли Локвуда chụp tại Hà Nội năm 1967, những thanh niên Cổ Nhuế đầu đội mũ cối, áo bộ đội, xe đạp thồ 2 sọt 2 bên hay trên vai là đôi quang gánh, cây sào lấy cứt gần 2 mét, 1 đầu là chiếc gáo hình nón bằng tôn hay bằng gáo dừa!

~oOo~

NGHỀ HÓT CỨT

       Xưa, những đứa trẻ lười học, dốt nát thường bị các bà mẹ mắng: "Nếu không học hành tử tế thì sau này chỉ có đi hót cứt thôi con ạ”.

       Rồi nhìn cảnh những thanh niên đi xe đạp đèo sau 2 sọt to trẻ con thường đuổi theo trêu đùa:

"Thanh niên Cổ Nhuế xin thề

Chưa đầy 2 sọt chưa về quê hương".

Câu trên nói về 1 "làng nghề" lâu đời trước đây ở Hà Nội, làng Cổ Nhuế với nghề "hót phân" người.

       Làng này có 1 nghề đặc biệt là nghề hót cứt (phân người), có lịch sử khá lâu đời. Theo truyền thuyết, trong một đêm vi hành Vua Lê gặp một người đàn ông gánh phân nghèo khổ, xuất khẩu thành thơ, Ông đã tặng hai câu đối:

“Khoác một áo bào, đảm đang khó khăn thiên hạ

Vung ba thước kiếm, tận thu lòng thế gian”.

(Vậy nên đừng nói "anh yêu em bằng cả tấm lòng", bởi trong lòng toàn cứt thôi ).

       Sau hoà bình 1954, có lúc chính quyền thành phố Hà Nội ban hành quy định không cho dân ngoại thành được phép tự do đi hót cứt và lấy cứt nữa trong thành phố nữa vì nó ô uế, ảnh hưởng văn minh đô thị. Tuy nhiên, Hà Nội khi đó chủ yếu hố xí 2 ngăn, không được văn minh xí bệt tự hoại như bây giờ nên phải sinh ra 1 loại doanh nghiệp là "công ty vệ sinh" chuyên thu dọn phân từ các gia đình (mình nhớ hồi đó nhà nước thu dọn miễn phí, gia chủ không mất tiền như bây giờ). Mỗi lần công ty vệ sinh đến lấy phân, cả dãy phố hân hoan đón mừng vì không dọn thì cứt đầy 2 hố, nhà ít người thì không sao chứ nhà đông người thì phân đầy có ngọn lên tận chỗ ngồi, ruồi nhặng bay tứ tung, nghĩ lại phát khiếp.

       Thế nhưng, công ty vệ sinh thu dọn cũng không xuể, thế là phân đầy hố thì đã có "thanh niên Cổ Nhuế" đứng ra nhận trách nhiệm "giúp dân". Nhớ hồi hồi đó mình ngồi ị ở trên mà có mấy thanh niên chìa cái gậy có cái gáo hứng phân chờ ở dưới, thậm chí cãi nhau ỏm tỏi để giành quyền hứng phân.

       Lấy phân là 1 nghề, có thu nhập hẳn hoi nên thanh niên Cổ Nhuế rất chịu khó đi thu nhặt phân. Do vậy thời đó có mấy câu thơ:

"Anh bước đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng anh cứt đái văng đầy".

"Thanh niên Cổ Nhuế xin thề

Chưa đầy 2 sọt chưa về quê hương".

       Những bà mẹ thời đó thường lấy tấm gương thanh niên Cổ Nhuế để răn dạy con: "Nếu không học hành tử tế thì sau này chỉ có đi hót cứt thôi con ạ”.

       Đã là nghề thì phải có "đầu ra, đầu vào", có lưu thông phân phối, do vậy mà có hẳn "chợ cứt" và "phiên chợ cứt" như ai . Chợ họp có phiên thường vào lúc tờ mờ sáng khoảng 3-4 giờ. Đây là chợ bán phân tươi, phân người 100% và không có 1 mặt hàng nào khác trong phiên chợ đặc biệt này.

       Điều đặc biệt ở phiên chợ này là ít có chuyện mặc cả hay ồn ào to tiếng, nó im lặng đến kỳ lạ. Tại phiên chợ Cứt, có ông trùm cứt đầy uy tín, công việc của ông là KCS (Kiểm tra chất lượng sản phẩm Cứt). Ông dùng cái cật tre khua 1 vòng sau đó đưa lên mũi ngửi, hít hà mấy hơi và sau đó trầm ngâm, dừng lại vài giây rồi phán cứt tốt hay cứt xấu, cứt giả hay cứt thật. Mọi người kể rằng ông này có thể phân biệt cứt của sinh viên các trường đại học, của người lao động nghèo khổ, của các hố xí công cộng khách vãng lai, của cơ quan nhà nước, của nhà các quan chức, của văn nghệ sỹ…. Thế mới tài .

       Cứt là 1 sản phẩm hàng hoá thời bấy giờ, mà đã là hàng hoá thì ắt phải có hàng giả, hàng thật. Một số thanh niên Cổ Nhuế có tính làm ăn gian dối đã làm “cứt giả” với công thức là đất đồi có màu vàng hay đất sét cộng thêm bùn đêm trọn lẫn với cứt thật cho có mùi. Vào phiên chợ tranh sáng, tranh tối ấy người mua rất khó phân biệt trừ cụ "trùm cứt", "hàng gian, hàng giả" khó thoát qua mũi của cụ.

       Cứt thật, cứt giả có hết tại phiên chợ này. Cứt cũng được phân loại theo chất lượng, có xuất xứ hàng hoá hẳn hoi , chẳng hạn:

- Hạng nhất (first class) là phân lấy từ khu Ba Ðình… nơi có nhiều gia đình quan chức nên cứt được coi là "nạc" (tiếng nhà nghề chỉ cục phân rắn chất lượng cao).

- Hạng 2, ở khu Hoàn Kiếm, nơi có nhiều dân buôn bán, nhiều nhà hàng khách sạn.

- Hạng 3, tại khu Hai Bà Trưng và Ðống Ða, nơi  thời xưa đa số dân cư là người lao động, ăn nhiều rau nên "mờ" (nhiều nước lỏng bõng).

- Hạng 4, cứt có "xuất xứ" (made in) ở ngoại thành, loại này xanh lẹt vì "nguồn nguyên liệu thuần túy là rau", nông dân khi đó làm gì có thịt mà ăn.

       Có lần tại chợ xuất hiện một sọt phân đề chữ : "Phân ngoại chính hiệu, 100 phần trăm". Dân buôn cứt không hiểu tại sao có bọn dám qua mặt Hải quan để nhập cảng "phân ngoại" về xài. Cuối cùng chủ sọt phân giải thích: Phân lấy từ bể "phốt" (fosse septique) của các sứ quán nước ngoài thì không phải là phân ngoại còn là gì?

       Kể đến đây chắc nhiều người vẫn chưa hiểu sẽ hỏi: cứt hồi ấy lấy làm gì và sao lại có cái nghề đặc biệt đấy?

       Xin thưa, bây giờ nông nghiệp hay dùng phân hoá học, năng xuất cao nhưng chất lượng nông sản không tốt, phân hoá học lại ảnh hưởng môi trường lâu dài. Xưa toàn dùng phân bắc (phân người), phân chuồng (phân lợn, trâu bò), phân xanh (lá cây, cây rong rêu ủ) để bón cây nên chất lượng nông sản ngon hơn bây giờ và môi trường, chất lượng đất trồng không bị suy thoái. Những loại phân xưa đó bây giờ được gọi bằng cái tên mĩ miều cho hợp thời đại 4.0 là "phân hữu cơ" rồi "canh tác hữu cơ", "nông nghiệp xanh".... bảo vệ môi trường.

       Cuộc sống thay đổi, 4.0, hiện đại hơn và bây giờ nhà nhà dùng WC xí bệt (xưa gọi là "xí máy" nghe rất hiện đại và sành điệu) nên nghề "hót cứt" mai một và đi vào dĩ vãng, thế nhưng Cổ Nhuế dù sao vẫn là 1 thương hiệu "đầu ngành…. cứt" của Việt Nam một thời vàng son.

(Y.N.H.AU)

Add comment

Security code
Refresh

Tìm bài theo vần ABC

No articles to show.