TKH - banner 08

Search

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Visitor Counter

User Rating: 0 / 5

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 

 

alt

     Ông bà mình thường phán: Điếc hay ngóng, ngọng hay nói. Lời phê trên rất chí lý. Khi tôi đem chuyện văn chương ra bàn bạc ở đây. Thực ra tôi đã dốt văn chương (như người điếc) lại kém cỏi về trí nhớ, nên việc lấy râu ông này cắm tạm càm bà kia vẫn xảy ra ngoài ý muốn. Tôi nhớ được vài giai thoại văn chương xin kể ra hầu quí vị, còn chuyện đúng, sai hậu xét.

1-Duyên thiên chưa định nhô đầu dọc.

     Trong văn học sử nước nhà xuất hiện hai nữ sĩ tiếng tăm lừng lẫy:  Bà Đoàn Thị Điểm với Chinh Phụ Ngâm Khúc, bà Huyện Thanh Quan với những vần thơ nhẹ nhàng trong sáng đưa hồn ta về triều đại xa xưa của đất nước đã một thời huy hoàng, mang tin yêu và hãnh diện đến với mọi người. Nay thêm nhà thơ Hồ Xuân Hương nữa đáng lý phải là niềm kiêu hãnh cho dân ta chứ?. Nhiều người cùng góp sức thì nền văn học nước Việt ngày thêm đa dạng và phong phú. Thế nhưng các cụ nhà Nho, nhà thơ của chúng ta xưa dường như không mấy ưa thích văn thơ và chữ nghĩa của nhà thơ vừa xuất hiện: Nữ sĩ Hồ xuân Hương. (cả ba nhà thơ mỗi người chiếm lĩnh một thời đại).

     Họ dựa vào phong thái và đạo đức làm khuôn vàng thước ngọc để đánh giá đồng nghiệp của mình, chứ ít khi để ý đến khía cạnh văn chương nghệ thuật để phê phán một nhà thơ, nhà văn. Thi sĩ Cao Bá Quát cũng chịu cảnh bất công của thế đời, đến đổi ông đi làm giặc và bị xử chém. Trước khi bị hành quyết, ông còn ngạo nghễ buông những vần thơ trác tuyệt:

Ba hồi trống giục đù cha kiếp

Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời

     Về phong cách: bà Huyện Thanh Quan và nhà thơ Đoàn Thị Điểm dường như chiếm được cảm tình của đại chúng qua cử chỉ dịu dàng lời thơ tao nhã. Trái lại bà Hồ Xuân Hương thích nói thật, nói thẳng, cung cách giống như bậc đàn chị của xã hội đen thời nay:

Khéo đi đâu hỡi lũ ngẩn ngơ;

Lại đây chị dạy học làm thơ.

     Đúng là giọng điệu kẻ cả của bậc đàn chị. Cũng có thể mấy anh chàng lang thang tìm “tứ thơ” kia lại quá dốt đến đổi bà Hồ Xuân Hương đã biết tẩy nên mới có giọng điệu như thế chăng?

     Theo một số nhà nghiên cứu tiểu sử cho biết cuộc đời bà Hồ Xuân Hương như sau: bà không được đẹp, dù có tài xuất khẩu thành thơ, cũng không được xã hội trọng vọng phải làm lẻ mọn cho người, vì vậy lúc nào bà cũng mang tâm lý bị chèn ép, uẩn ức.. Vì bị dồn ép lâu ngày nên có dịp nó sẽ bộc phát dữ dội.

     Trong bài thơ Đánh Đu, Hồ Xuân Hương bỏ lỗng câu kết.

Cột nhổ đi rồi lỗ bỏ không

     Ai muốn hiểu thế nào thì tùy ý,

     Hay ở bài thơ Cây Quạt, bà ghi lại những câu thơ” bạc mạng”mà không cần để ý đến hậu quả.

Phành ra ba góc da còn thiếu,

Khép lại hai bên thịt vẫn thừa

     Dù có bênh vực thế nào cũng khó giải thích bài thơ trên cho ra vẽ thanh tao được.

     Chính vì điểm nầy một số tác giả cho Hồ Xuân Hương là nam giới mượn danh Nữ chọc ghẹo người đời, cũng như chỉ trích những cái lố lăng của xã hội.

     Ở thời đại Hồ Xuân Hương, xã hội nặng tư tưởng Nho giáo, mọi hành động trái với tập tục xã hội đương thời sẽ được nhắc nhở bằng những câu đại khái như Tử viết, Tử giáo v.v...

     Trường hợp trọng đại liên quan đến thuần phong mỹ tục như không chồng lại có chửa thử xem bà Hồ Xuân Hương xử trí ra sao? Có a dua với các ông nho gia bảo thủ rồi đề ra những hành động quá đáng như: cạo đầu bôi vôi, đóng bè chuối thả trôi sông để làm gương cho kẻ khác.

     Bà Hồ Xuân Hương dùng chính thơ của mình để giải quyết vấn đề trong đại của xã hội, một cách nhẹ nhàng bớt khắt khe hơn các ông nhà nho cùng thời:

     Duyên thiên chưa định nhô đầu dọc

     Theo bà vợ chồng cũng nằm trong đạo lý như Lão Tử từng nói: Nhứt âm, nhứt dương chi vị đạo. Đã là đạo thì không có gì là sai cả, ở đây sở dĩ họ gặp rắc rối vì họ đã dám tự quyết định vận mệnh của họ. Duyên thiên ý nói là trời chưa định hay cha mẹ chưa cho phép họ đã tự cấp phép cho họ bằng cách cho “nhô đầu dọc”. Chữ Thiên cho ló đầu, tức thành chữ phu là chồng.

    Phận liễu sao đành nẩy nét ngang

     Độc giả cũng thừa biết anh chị nầy chưa được lịnh cha mẹ đã tự ý ăn ở với nhau và kết quả thân phận bồ liễu của người con gái nay đã nẩy nét ngang rồi !! Chữ liễu thêm nét ngang tức thành chữ tử là con. Tóm lại đây là trường hợp không chồng có chửa và có con. Chỗ độc đáo của bà Hồ Xuân Hương chỉ dùng có bốn chữ: Thiên_Phu; Liễu_Tử

     Để vẽ nên bức tranh nhức nhối của xã hội. Hay thay!!.

     Đúng là một giai thoại văn chương.

alt

 

 

      2- Đại Điểm Quần Thần.

     Giai thoại nầy xuất hiện vào đầu thập niên 1950, lúc đó đất nước ta còn bị người Pháp đô hộ. Để bớt đi những cuộc nổi lên dành độc lập, Pháp cho thành lập Nội các toàn người Việt cai trị nước Việt Nam theo đường lối của Pháp. Vị Thủ Tướng được chọn là ông Nguyễn Văn Tâm, vốn là nhân vật thân Pháp. Ông Tâm lập nhiều công trạng cho mẫu quốc khiến đồng bào Viêt Nam chán ghét, thường lén lút gọi ông là con Hùm Xám Cai Lậy (tỉnh Mỹ Tho). Đến khi được tấn phong Thủ Tướng, đây là dịp đáng hãnh diện, ông làm tiệc khoản đãi quan viên, thân hào nhân sĩ

     Khỏi phải nói, đây là :Quốc Yến nên quan viên lớn nhỏ đều thi nhau mang quà đến dinh Ngài ThủTướng để biếu xén, trước là tỏ lòng ủng hộ và kính trọng, sau để may ra Thủ Tướng đề bạt thăng quan, tiến chức trong tương lai.

     Trong số quà biếu người ta đặc biệt chú ý đến Bức Hoành Phi, thêu kim tuyến rất công phu và đẹp với bốn chữ viết theo lối Đại Tự như sau

     ĐẠI ĐIỂM QUẦN THẦN ( Đại Điểm Quần Thần)

     Quan viên trong Dinh Thủ Tướng ai cũng trầm trồ ngơi khen vì công phu thêu thùa và ý nghĩa của bức hoành phi. Về phương diện thủ công chắc chúng ta khỏi mất công lạm bàn, vì quà tặng cho vị Thủ Tướng phải thật khéo léo. Về ý nghĩa, theo mấy cụ đồ có mặt thì cũng hoàn toàn hay ho; Đại Điểm = Điểm lớn; Quần Thần = Bầy tôi

     Như vậy bức hoành phi ca tụng thủ tướng Nguyễn Văn Tâm là một đại công thần của triều đình. Thủ tướng dường như đắc ý cho treo ngay giữa dinh.

     Không lâu một nhà nho khác lại có lối giải thích hoàn toàn trái với lời phân giải trước,ông sau nầy giải thích như sau:

     Đại =lớn, to :Điểm là một chấm; Quần Thần =Bầy tôi

     Nếu giải theo văn chương quốc ngữ thì có thể giải như sau: Chấm to, bầy tôi nói láy thành ; Chó Tâm Bồi Tây

     Ông Thủ Tướng chắc chắn giận tím gan, nhưng người tặng bức hoành phi đã biệt vô âm tín rồi. Giận cũng đành chịu, bất quá sai lính gở nó xuống tha hồ đạp xé cho hả chứ biết làm sao hơn.!!

 

Viết xong 28 November,2011

Nguyễn Thành Sơn

 

 

 

 

Add comment

Security code
Refresh

Tìm bài theo vần ABC

No articles to show.