TKH - banner 04

Search

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Visitor Counter

User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 

 

  Lân trầm ngâm bên tách trà đậm ôn lại những đổi thay liên tục từ khi chào đời đến nay, bao cảnh thương hải biến vi tang điền khiến ông từ một người hoạt bát yêu đời, nay trở nên yếm thế, lạc lõng khi nghĩ đến đất nước,  quê hương, người thân và bè bạn .

  Lân sinh ra ở một làng quê không xa tỉnh thành bao nhiêu, chỉ vỏn vẹn mười hai cây số vậy mà có người tới già,  tới chết vẫn chưa một lần đến thành thị.

  Ông của Lân khẩn hoang lập nghiệp, đó là vùng ruộng trầm thủy, đời ông đổ bao mồ hôi mới tạo được ít mẫu ruộng, truyền lại cho cha ông rồi tới ông. Phần đông dân làng đều nghèo, ít học, chậm tiến. Chẳng hạn: trong khi cả nước lần hồi chuyển sang học chữ Quốc Ngữ,  làng của Lân dân chúng vẫn cố bám víu vào nho học, không phải tất cả công dân đều được tới trường học chữ nho mà chỉ môt số nhỏ gia đình trung lưu mới cho con em đi học, số còn lại dù chưa tới tuổi lao động, nhưng vẫn tập tành theo cha mẹ làm những công việc nhẹ ngoài đồng như giăng câu, giăng lưới,  mót lúa hay tệ hơn nữa  là đi ở đợ chăn trâu, chăn vịt cho người ta. Vì ít học, trí óc hạn hẹp  nên họ dễ bị lợi dụng, gây chia rẽ. Tật bịnh, đau ốm, đáng kể nữa là phong trào nầy, đoàn thể nọ chỉ trích, nói xấu lẫn nhau, hậu quả dẫn đến thù ghét, giết chóc không nương tay.

  Lớp tuổi thanh niên, người theo Quốc gia, kẻ theo Cộng Sản, giết nhau, gần như không gia đình nào còn nguyên vẹn,  ngoài những trường hợp kể trên còn chết vì bom rơi, đạn lạc khiến khi nhìn lại quả đúng với câu thơ trong Cung Oán:

- Đống xương vô định đã cao bằng đầu.

  Cuộc chiến kết thúc,bên thắng cuộc hả hê tha hồ bốc phét, người thua trận bị tù đày, gia đình tan vở, nghèo nàn, con cái bị hạn chế học hành thông qua cái lý lịch trích ngang. Một số lớn không chịu nỗi những khắc nghiệt của chế độ mới, nên bằng mọi cách phải lìa nơi chôn nhau cắt rún, vượt biên vượt biển tìm đến vùng đất tự do dù phải chấp nhận mười phần chết, môt phần sống, lén lút ra đi thành phong trào thuyền nhân.

  Chánh quyền, bên thắng cuộc nhục mạ, nguyền rủa, trù dập bên bại trận bằng nhiều kiểu cách. Cụ thể hơn họ bày trò học tập để lùa quân nhân công chức vào những trại tập trung, Lân không thoát khỏi cảnh đó dù chàng chỉ là giáo chức.

  Nghề dạy học đến với Lân từ những ngày mới vào trung học, do nhà nghèo phải đi kèm trẻ tai tư gia. Chính nghề tạm bợ của tuổi thiếu niên, Lân đã tìm ra cái hay, cái cao quí của nghề thầy. Thực vậy khi được bổ nhiệm  làm giáo chức,  Lân tận tụy giảng giải, chăm sóc học sinh, khiến Lân gặt hái nhiều thành quả trong nghề nghiệp.   

  Đất nước lâm nguy, Lân cũng như mọi tầng lớp công dân lên đường nhập ngũ. Lân làm hết bổn phận của một quân nhân thời chiến  mong đem lại an vui cho mọi người, nhưng thật oan nghiệt khi các cường quốc xem nước Nam, dân Nam chỉ là một nước cờ trong bàn cờ quốc tế. Bạn phủi tay,  kẻ thù mừng vui hể hả bên bàn tiệc máu.  Dân miền Nam, người yêu nước, muốn cho nước được bình an, thịnh vượng, sau năm 1975 họ và gia đình càng gặp cảnh tù tội nghiệt ngã, còn thành phần lưng chừng ai sao tui vậy,  thành phần ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản, các chính khách thời cơ,  xôi thịt lại được đất dụng vỏ, tha hồ nịnh hót miễn sao kiếm chút hư danh.

Lân cũng như bao quân nhân công chức Việt Nam Cộng hòa phải tập trung cải tạo, giai đoạn đầu học mười bài học chính trị, phê và tự phê, một số bạn vì sợ sệt đã bán rẽ linh hồn những mong về sớm theo như lời hứa hão huyền của bọn cán bộ, chàng chứng kiến hai vị sĩ quan cấp tá khúm núm bên tốp cán bộ tuổi chỉ bằng em cháu họ;  một ông phó tỉnh lúc đương thời đi đâu cũng mang kè kè hết súng lục, tới M16 ra điều ta đây cũng là dân nhà binh sẵn sàng sống chết với quân thù, mặc dù ông ta là Phó tỉnh trưởng hành chánh, mỗi lần đi công tác đã có quân tiền hô hậu ủng. Sa cơ phải vào trại cải tạo như bao người khác lại dở trò nịnh hót anh anh, tôi tôi để nhờ các cán bộ nhí mua giùm thức ăn, thức uống và nhờ mang thơ liên lạc với gia đình. Các vị vừa kể tư cách ứng xử trong tình cảnh tù tội có vẽ như quá thấp kém, thua xa mấy anh em đồn trưởng, đồn phó của lực lượng nghĩa quân.

  Kể từ khi khơi dậy cuộc chiến xăm lược miền Nam, Bắc quân và Mặt Trân Giải Phóng đã giết không biết bao nhiêu  đồng bào miền Nam chỉ vì nghi kỵ hoặc thù vặt: tại xã Ph. Qu.năm 1960 gia đình Ông Ba Ngọc có hai con trai là anh Mốc và anh Năm.  Mốc và Năm đều đi lính Bảo An ở tỉnh lỵ. Ở vùng quốc gia thanh niên lớn lên gia nhập quân đội là chuyện thường tình. Vậy mà phe Mặt Trận bắt thân phụ của hai anh là ông Ba Ngọc, bịt mắt đem đi mất. Bốn tháng sau ông Ba được thả về, hai mắt bị mù, ông như người loạn trí không lâu thì chết. Họ tra tấn cách nào mà ông mù mắt và loạn trí? Lúc tỉnh táo ông Ba kể lại là trong mấy tháng bị giam, ông luôn bị trói, họ dùng trái cau chẻ làm hai, mỗi nửa trái úp trên con mắt, bịt lại bằng vải họ gọi là mang mắt kiếng Mỹ, lâu ngày mắt ông có dòi, cứ hai ba ngày họ dẫn đi lòng vòng nói là đi bắn vì ông không nhận tội làm gián điệp. Chính sách khủng bố khiến ông Ba điên loạn. Thật vô cùng dã man!

  Vụ án thứ hai, nạn nhân là ông Bộ Ngọt, người cùng xã với ông Ba. Ông Bộ ở xa đồn bót, tới năm 1961 hay 1962 vì sợ bom đạn, ông Bộ dời nhà về gần chợ và vẫn cứ đi đi về về làm ruộng chăm sóc vườn tược, ông có người con trai đến tuổi quân dịch, anh sợ phải xa nhà, nên gia nhập cảnh sát tỉnh để được gần gũi gia đình săn sóc cha mẹ già. Anh vào cảnh sát chừng nửa năm, ba anh bị bọn Mặt trận bắt và quy cho tội gián điệp và bị thủ tiêu. Còn nhiều và nhiều nữa, tôi chỉ kể vài gia đình tôi quen biết

Hai nhân vật gây đau thương khủng khiếp cho dân làng, đại diện cho thành tích khủng bố của phe Cộng sản.:

1. Ông Năm Hưởng, ông gia nhập Việt Minh từ năm 1949 với chức vụ An ninh hay Công an, lúc nhỏ tôi thấy ông đi rảo quanh xóm, đôi khi bắt mấy tên trộm cắp. Có lúc, chiều chiều ông dắt vài ba người bị trói tay đi ngang nhà tôi, thỉnh thoảng dưới sông lại nổi hai ba thằng chõng sình thối, người dân trong xóm nói đó là những người bị Việt Minh cho đi mò tôm.. Ngày tháng trôi nhanh, năm 1958 , lợi dụng tình hình tạm yên sau hiệp định  Genève,  tôi về quê cũ dọn dẹp vườn tược, vét kinh sửa soạn cuộc sống mới. Thời Pháp  còn cai trị, Việt Minh lập xã chiến đấu sát nhà tôi, họ cắm hai bên bờ kinh những nhánh vông đồng nay thành cây lớn, lá nhánh rơi rụng dưới lòng kinh không tài nào lội xuống được. Tôi cho bà con trong xóm đốn những cây vông làm củi.  Đợi đến mùa khô, chắt đập, mướn người dùng gàu bằng thiếc xúc bùn thẩy lên bờ.

  Trong số những người làm đất có bác Năm Hưởng.  Lúc nầy bác đã rời bỏ hàng ngũ Việt Minh, dời nhà về gần chợ xã, trong lúc chuyện trò Bác kể lại thành tích giết người khi bác còn làm công an trước kia. Bác đã thi hành án lịnh cấp trên giao phó bằng cách đâm cho chết, đập đầu, trấn nước, đến hàng chục người, kể cả vài tội nhân là bà con với bác. Nghe bác kể một hồi, tôi rùng mình, nhìn vào bác tôi thấy cặp mắt nổi gân máu đỏ ngầu. Bây  giờ bác đã ăn năn, xuống tóc và tu tại gia, kinh kệ rất chuyên cần, nhưng các con trai của Bác, ba người vào lính Quốc Gia đều lần lượt tử trận, hai người con gái cũng chết bất đắc kỳ tử, đến khi bác chết dòng họ đó coi như tuyệt tự. Phải chăng đấy là quả báo?

2. Thời Mặt Trận Giải Phóng; Đệ Nhất Sát thủ của xã Ph. Qu. Bảy Trầu

  Tôi biết nhiều về ông này, ông ở xéo cửa nhà tôi, cha ông trên bảy mươi, tóc bạc trắng, ông cụ rất hiền, người trong xóm thường gọi ông là Ông Vua Đường, tôi cũng không biết sao lại có tên gọi như vậy.  Bẩy Trầu có hai đứa con, lâu quá tôi không nhớ là trai hay gái. Ông Bảy có người em là Tám Hải, nhà rất nghèo vợ ông Bảy Trầu thường ở trần, ít khi mặc áo dù là đàn bà. Gia đình ông ở gần đất nhị tỳ Cây Xoài Cà lăm.

  Với Bảy Trầu, phải dùng tiếng đại bất hiếu để chỉ hai anh em ông ta. Hai ông luôn chửi mắng cha mình, con dâu cũng thế. Cả xóm ai cũng bất mãn với gia đình đó. Mọi người đều thương ông già đầu bạc phếu, đi đứng khó khăn mà phải tư lo cơm nước cho mình, con trai, dâu không ngó ngàng tới. Chuyện ăn uống vào thời buổi đó, chưa phải là chuyện thiên nan vạn nan như sau nầy. Ai trong xóm cũng có lúa thiên trong nhà. Tình tương trợ cho người cùng xóm, ít ai nệ hà. Có điều, bà con không ai muốn gây mích lòng với Bảy Trầu.  Ông Bảy Xinh người Tàu lai, thấy ông Vua Đường quá khổ sở, ông đem cho mười lít gạo, một ít mắm, có vậy mà Bảy Trầu thù hằn vì làm như vậy là bỉ mặt hắn. Một hôm có tin đồn Tây sắp ruồng bố, Bảy Trầu đem mấy trái lựu đạn gài ở bờ đập cạnh nhà ông Bảy Xinh. Cả xóm từ đó biết Bảy Trầu là người của Việt Minh, nên dù không ưa, cũng không ai dám phê bình vì sợ hắn ta thù vặt.

 Lúc sắp kết thúc chiến tranh Pháp Việt, Bảy Trầu và Tám Hải lại đi lính Tây. Người ta thường gặp anh em Bảy Trầu ngồi gác trong lô cốt trên đường đi Cần Thơ. Không biết anh em hắn đi lính Tây bao lâu, sau Hiệp Định Genève, Bảy Trầu lại về xóm cũ. Vào khoảng 1960 hay 1961 Bảy Trầu bị pháo binh bắn bị thương và phải cưa hết một cánh tay. Khi lành mạnh hắn gia nhập Mặt Trận, y làm nhiệm vụ canh giữ tù do phe Mặt Trận bắt. Bảy Trầu là đệ nhứt đao phủ của những trại giam trong xã.  Ai bị tuyên án xử lý thì Bảy Trầu được giao cho thi hành án. Hắn giết người bằng cách bẻ cổ. Những lần Quốc gia “ càn “ lớn khó có thể đem phạm nhân đi chỗ khác, thượng cấp của y giao cho y “ giũ mành mành “ nghĩa là giêt hết tù. Thật ghê rợn con người giết đồng loại không gớm tay.  ( Viết theo lời thuật của các người bà con với tác giả )

  Những ví dụ trên cho thấy bên thắng cuộc vốn tàn ác từ lúc chưa thành công, những vu giựt mìn xe đò, pháo kích bừa bãi vào khu đông dân cư, vụ pháo kích vào trường Tiểu học Cai lậy tỉnh Định Tường (Mỹ Tho ) vụ Pháo kích vào trường Tiểu học Song Phú hay Ba Càng thuộc tỉnh Vĩnh Long giết và làm bị thương toàn học sinh. Những hành động đó nói lên sự tàn ác, vô nhân tính của bọn họ.  Sau ngày 30-4-1975 tất cả chúng ta người miền Nam đều nghỉ bọn họ sẽ khá hơn. Nhưng chúng ta đều lầm, chúng lúc nào cũng muốn tiêu diệt hết chúng ta, chính sách tập trung cải tạo mục đích giết lần giết mòn,  làm cho gia đình chúng ta ly tán như tên Nguyễn Hộ từng nói: nhà bọn Ngụy chúng ta ở, con chúng ta sai…

  Cũng sau năm 1975 nghe chúng huênh hoang nào quân đội bọn chúng bách chiến bách thắng đã đánh bại hai Đế quốc sừng sõ nhứt. Sự thực có phải đúng như bọn chúng rêu rao? Xin trưng một vài sự kiện chính mắt tác giả đã chứng kiến.  Khi Miên đánh qua, tác giả sau khi đi tù về được bà con chủ máy cày trong xã nhờ làm đại diện ký hợp đồng với Trung Đoàn của Việt Cộng đóng ở Láng Biển- Gò Quao Đồng Tháp. Đoàn máy cày tới nơi ở cách Trung Đoàn khoảng mười cây số thuộc vùng còn an ninh,  chỉ mình tôi đi gặp Trung Đoàn trưởng để ký hợp đồng. Tôichứng kiến cảnh họ giống pháo 105 ly bắn yểm trợ. Họ giống hướng súng cả nửa giờ vẫn chưa xong. Tiếng trung đội trưởng pháo hô về Đông về Tây chói tai ( trong khi phe ta giống súng  do Hạ sĩ quan tác xạ điều khiển, sĩ quan chỉ kiểm soát xạ bảng.Tôi trước kia là dân Pháo binh cho nên rất rành về việc này.  v. v)  

  Chúng  luôn hãnh diện, khoe khoang, sư thực ra sao? Hay dỡ thế nào cũng là sự đã rồi. Tôi chịu đựng với chế độ quản chế của bọn cầm quyền Công Sản Việt Nam mấy năm liền, cũng từng chiều chiều mang mùng chiếu đến trường học, đình, miếu ngủ khi có lễ lộc. Đã vậy chưa được gọi là yên thân, các quan công an phường, ấp bắt nhặt bắt khoan đến đổi tác giả phải cùng gia đình liều xuống ghe mong manh tìm tự do với ước nguyện hoặc tới bờ bến hay là cùng chết trên biển cả. May mắn chúng tôi đã thành công..

  Tuy vậy. suốt cả năm dài tôi vẫn còn ám ảnh, trong giấc mơ luôn thấy bọn họ rượt đuổi, khi tỉnh giấc thân thể còn ướt đẵm mồ hôi. Sống ở xứ tự do không phải trình công an, không sợ ai cúp hộ khẩu. Tin tức về Việt Nam đầy dẫy trên Truyền hình, báo chí, trên mạng Internet. Những hình ảnh cho thấy nước Việt Nam càng ngày, càng lệ thuộc vào Trung Cộng, đất đai, biển đảo ông cha đổ biết bao xương máu gìn giữ bị bọn chúng dâng cho quan thầy Tàu: Nào Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Đảo Trường Sa, Hoàng Sa,  rừng thượng nguồn cho bọn Tàu thuê mướn dài hạn. Trong vùng họ khai thác,  dân Việt kể cả Công An, Quân Đội Cộng Sản không bén mản tới. Vùng Tây Nguyên Tàu khai thác Bâu xít, nơi đó được xem như là Vương Quốc của bọn Tàu. Chúng thành lập làng ở Bình Dương, Cà Mau, Quãng Trị. 

  Đất nước ta Tàu muốn đến, muốn đi bất cứ nơi nào không cần phép tắc.  Mới đây chiếc phi cơ Mã Lai mất tích, cả bọn tai to, mặt lớn Việt Cộng xúm nhau đi tìm vì trên phi cơ có một trăm năm mươi mấy tên Tàu, bọn họ hy vọng sẽ làm hài lòng quan thầy của chúng. Bọn chúng há không hổ thẹn khi ngư dân Việt đánh cá trong vùng biển của mình lại bị bọn Tàu cướp bóc, đánh đập, canh sát biển, công an, quân đội ở đâu không thấy ai lên tiếng. Bọn chánh quyền ăn lương do tiền thuế` của dân Việt, nhưng họ  phục vụ cho ai? Hay là cả bọn đều là tay sai của Tàu? Gần đây nhứt (2-5-2014) Tàu đem giàn khoan HD 981 đặt hoàn toàn trong vùng lãnh hải của Việt Nam,  dân chúng bất bình tập trung phản đối, bọn Việt Công ngụy tạo chứng cớ để rồi cấm dân không cho biểu tình (18-5-2014 ). Dân chúng càng ngày càng căm ghét chế độ mỵ dân, tham nhũng. Giặc đến làm sao chống đỡ nổi, nước Việt rồi sẽ ra sao khi dân chúng và chính quyền như nước với lửa?!

Viết xong May 24-2014

Nguyễn Thành Sơn

 

 

Add comment

Security code
Refresh

Tìm bài theo vần ABC

No articles to show.