TKH - banner 09

Search

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Visitor Counter

User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 

Nguồn Gốc của Tết Trung Thu Rằm Tháng Tám (Đ.Văn) 

       Tết trung thu diễn ra vào ngày 15 tháng 8 Âm Lịch hằng năm. Đây là phong tục ngày lễ đã được duy trì hàng ngàn năm nay. Cứ vào ngày này, mặt trăng trên trời sẽ tròn và sáng nhất.

       Ở một số nước Châu Á, đây cũng là khoảng thời gian mà người ta thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà tiêu biểu trong đó là lễ hội trăng rằm. Tinh hoa ẩm thực đặc trưng trong mùa lễ hội này phải kể đến đó là Bánh Trung Thu với rất nhiều hương vị khác nhau vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.

4553 1 NguonGocTetTrgTHUKimDuyebST

Tết Trung thu là ngày Tết dành cho các em nhỏ

Tết Trung Thu ở Việt Nam như thế nao?

       Còn ở Việt Nam, ngày Tết Trung Thu không rõ xuất hiện từ bao giờ, không có tài liệu nào xác định chắc chắn về nguồn gốc của ngày lễ rằm tháng Tám này.

       Nhưng nhiều người cho rằng ngày Tết Trung Thu được bắt nguồn từ Trung Quốc trong thời gian Việt Nam bị phương Bắc đô hộ. Theo một số sử liệu có ghi chép lại thì Tết Trung Thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn có niên hiệu là Văn Minh.

       Tết trung thu hay còn có tên gọi khác là tết trông trăng. Tên gọi này được bắt nguồn từ một sự tích của nhà vua trong ngày này. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng thanh, vua Đường Minh Hoàng đang ngắm cảnh trong vườn Ngự Uyển thì bất chợt gặp một vị tiên giáng thế. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng để nhà vua đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng.

4553 1a DMinhHgDuNuyetDien

4553 1VuonNguUyen

       Về tới hoàng cung, nhà vua vẫn luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, hữu tình nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và lấy ngày này là Tết Trung Thu.

4553 1b NgheThgVuKhuc

       Cứ đến đêm rằm tháng tám, nhà vua lại cho dân chúng trong dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng.

       Nhà vua cũng cho người bày tiệc uống rượu và cùng trông trăng với các phi tần để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Chính vì thế, ngày này còn có tên là Tết trông trăng.

       Cũng có người thì cho rằng phong tục treo, đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ngày này chính là sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Thế nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng để tưởng nhớ vua nhà Đường. Từ đó về sau, việc treo đèn, bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ trong nhân gian.

       Trong ngày lễ Rằm tháng tám này cả người Hoa và người Việt đều làm hoặc mua bánh trung thu để thưởng thức và làm quà biếu người thân. Phong tục rước đèn trong đêm trung thu cũng là một điểm chung trong văn hóa người Hoa và người Việt trong đêm rằm tháng tám.

Ý Nghĩa Tết Trung Thu rằm tháng tám

       Mặc dù có có nhiều điểm tương đồng trong ngày Tết trung thu nhưng đối với người Việt, Tết Trung Thu lại có những điểm đặc biệt và mang ý nghĩa riêng so với Tết Trung Thu của người Trung Quốc.

       Theo phong tục của người Việt Nam, vào ngày lễ này bố mẹ sẽ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua lồng đèn thắp nến bên trong để các con rước đèn trong đêm đó.

4553 2 NguonGocTetTrgTHUKimDuyen ST

Tết Trung là thời gian để gia đình sum họp

       Mâm cỗ bánh kẹo, hoa quả được bày trong đêm trung thu cũng đa dạng gồm bánh trung thu, kẹo, oản, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa.

Ngày tết Trung Thu vì sao được gọi là tết đoàn viên:

       Ngày Tết Trung Thu cũng là dịp để con cái thấy được tình cảm và sự săn sóc chu đáo, yêu thương của cha mẹ đối với mình. Vì thế, đây cũng được coi là ngày tết của sự đoàn viên, thể hiện tình yêu gia đình càng thêm gắn bó.

       Ngoài ra, trong dịp tết trung thu rằng tháng tám này người ta cũng có thói quen mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên ông bà những người đã khuát, hay làm quà biếu cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng… Đây chính là dịp để con cháu tỏ lòng biết ơn, hiếu thảo với ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.

Tết Trung Thu điểm khác biệt của nền văn hóa Việt Nam:

       Điểm khác biệt nữa trong phong tục Tết Trung Thu của người Việt chính là màn múa Sư Tử hay Múa Lân với nhân vật ông địa trong đêm trung thu. Con lân chính là tượng trưng cho điềm lành, múa lân thể hiện mong muốn người Việt được vui vẻ, may mắn, tốt lành trong cuộc sống.

4553 3 TrgThuMuaLanKimGuyen

       Lúc đầu Tết Trung Thu là ngày của người lớn, ngày để người lớn thưởng thức cảnh đẹp, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng trong giữa tiết Thu. Dần dần, ngày Tết Trung Thu lại trở thành Tết của Trẻ Em hay và người lớn cũng tham dự cùng với trẻ.

       Các em nhỏ được vui chơi, rước đèn, phá cỗ, cùng được tham dự những chương trình văn nghệ trong đêm trăng cùng các nhân vật như chú Cuội, chị Hằng sẽ làm cho các em cảm thấy thích thú.

       Tết Trung Thu được coi là ngày lễ, là một phong tục rất có ý nghĩa đối với người Việt. Đây là ngày của sự đoàn tụ và thương yêu. Chúng ta cần duy trì và phát triển ngày Tết Trung thu mọi người sẽ có những niềm vui ý nghĩa trong ngày này.

Kim Duyên (Sưu tầm)

Add comment

Security code
Refresh

Tìm bài theo vần ABC

No articles to show.