TKH - banner 06

Search

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Visitor Counter

User Rating: 0 / 5

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 



    Sau ngày đảo chánh  01 tháng 11, năm 1963, tôi được bổ nhiệm về dạy tại trường Trung Học Chợ Lách tỉnh Vĩnh Long.Quận Chợ lách là quận nhỏ nhưng trù phú hơn các quận khác trong tỉnh. . Dân cư sống nhờ vườn tược,cây trái . Học sinh hiền hòa dễ mến.
    Vừa vào trình diện ông Hiệu Trưởng chỉ định tôi dạy Pháp văn và Sử Địa cho hai lớp Đệ Tứ tức hai lớp sẽ thi bằng Trung học Đệ Nhứt Cấp vào cuối niên khóa ( vào khoảng tháng sáu ) .Đối với tôi đây là việc khó. Học sinh ở quận thường kém về Sinh ngữ vì nhiều lý do. Mấy lần từ chối đều không được chấp thuận. Thôi cũng đành  nhận lãnh công việc khó khăn nầy. Hai tháng trôi qua, học sinh tiến bộ thấy rõ.

 

alt


    Về môn Sử Địa, đây là môn tôi thích nhứt, tôi giảng say mê ,nhiệt tình.Học sinh nếu chú tâm nghe bài giảng về nhà học lại chắc chắn sẽ cảm thấy dễ dàng (đó là ý kiến của đa số học sinh ).
 Nhưng một buổi sáng,ở lớp Đệ Tứ A, vào giờ Sử, tôi gọi độ bốn học sinh lên trả bài. Tất cả đều thuộc và hiểu bài,đến em học sinh sau cùng , tôi hỏi ba câu em đều  không trả lời được. Tôi cho em cơ hội chót: Em biết gì về bài học sử hôm nay cứ trình bày. Em cũng không nói được câu nào. Tưởng là lần giảng bài em vắng mặt, nhưng  sau khi kiểm soát sổ đầu bài tôi biết em vẫn có mặt. Tôi bảo em đọc bài  học em cũng  ậm à. Tôi đã bắt đầu nổi nóng hơi xẳng giọng:
   - Vây ở nhà em làm gì mà không học bài?

     Em vẫn lặng thinh không tìm bất cứ lý do gì để giải thích. Quá giận, tôi cầm tập bài học của em quăng mạnh ra sân.Tội nghiệp em lẵng lặng ra sân lượm tập vở của mình và về chỗ ngồi không một phản ứng nào,dù cái châu mày Nhìn dáng cao lêu nghêu và thái độ “cam chịu”của em,tôi có chút ân hận vì mình quá nóng nảy đến đổi phải quăng tập vở của học sinh, ngoài ra tôi  không cảm thấy có gì phải bận tâm.


     Vài tuần sau có lễ vào giữa tuần ,tôi làm biếng về nhà nên ở lại trường,nhân tiện tôi đi viếng nhà của học sinh  miệt Hòa Nghĩa, Cầu Chữ Y,theo lời mời của các em.( Không phải”Thăm Dân Cho Biết Sự Tình”đâu nhé! Lúc bấy giờ gần nhà trọ ở Chợ Lách có ký giả Vũ Bình đang viết phóng sự kể trên). Nhà nào cũng có vườn cây ăn trái,phụ huynh nhiệt tình tiếp đãi Chiều đến trên đường về nhà trọ một số học sinh trong đoàn du ngoạn mới tiết lộ:
   - Anh Kh.người bị thầy quăng tập ra sân trong giờ Sử đã có vợ con rồi thầy ơi.
Tôi hơi giật mình hỏi lại.
 - Thật vậy sao? Đã có vợ con sao còn đi học? Thi vào Trung học có tuổi tối thiểu và tối đa, làm sao em Kh. đi thi được.
Hạnh, cô học sinh có vẻ lanh lợi,gần như chuyện gì cũng biết đáp:
 - Dễ ợt thầy ơi, chỉ cần dựng khai sanh lại muốn mấy tuổi chả được
Tôi đáp lấy lệ.
-   Có việc đó nữa à.


    Ngày tháng qua mau, chuyện phiền hà rồi cũng vào quên lảng. Thầy vui vẻ giảng dạy, trò an tâm học tập.Tôi thay đổi cách kiểm soát bài học cho học sinh: thay vì gọi học sinh lên bụt để trả bài như bao thế hệ trước từng áp dụng, bây giờ tôi ra câu hỏi trước và chỉ định học sinh trả lời.
    Câu chuyện về học sinh tên Kh không dừng lại ở trường trung học Chợ lách, vào thời điểm 1963 nó khiến tôi luôn gợi nhớ về hành vi nóng nảy của mình trong lúc dạy học năm xưa.Mỗi khi có học sinh nào xuất thân từ trung học Chợ Lách tìm đến hoặc gọi điện thoại thăm, bao giờ tôi cũng hỏi thăm Kh.về sức khỏe,gia đình, con cái v.. v...
     Kh. là kỷ niệm đầu đời khi tôi dấn thân vào nghề dạy học.,
đó không phải là kỷ niệm tươi vui đẹp đẻ mà là một nhắc nhở tôi phải luôn bình tỉnh dù đang dạy học hay làm bất cứ việc gì ngoài đời.


Viết xong ngày 22 October,2011
Nguyễn Thành Sơn

 

 

 

 

Add comment

Security code
Refresh

Tìm bài theo vần ABC

No articles to show.