TKH - banner 07

Search

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Visitor Counter

User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 

 

  Có người cho rằng ai hay nói “thôi kệ” là người xuề xòa, dễ dãi đến mức lôi thôi, không mấy khi hoàn thành tốt công việc được giao phó.

  Thế nhưng có điều lạ là  có nhiều người bản chất rất nghiêm túc, đến khi về già lại hay phó mặc - tức là bỏ mặc, mặc kệ - cái gì cũng xí xóa, bỏ qua cho xong.

Nhớ ngày xưa, bà cụ thân sinh của mẹ, tức bà ngoại của con, lúc về già, cái gì cũng thây kệ.

  Có lúc bà cụ không chịu nói thôi kệ mà lại nói ”thây kệ” hay “kệ thây” hoặc “thây nó”. Càng về sau, bà càng hay nói “thây nó”. Đôi khi cụ lại thêm tiếng “con” vào như để cho êm tai hay thân thiện: “thây nó, con”. Nhưng dầu là gì,ý nghĩa cũng không hề thay đổi.

  Nhiều người có dịp giao du với Trịnh Công Sơn còn nói rằng nhạc sĩ nầy thường hay nói “thây kệ”. Cái gì rồi, ông cũng bỏ qua, không ghim chấm, không để vào lòng. Hoàn cảnh ông cũng khá ngộnghĩnh: bản chất là nghệ sĩ tài hoa, trong đời có nhiều mối tình, nhưng hình như ông không hề chung sống với bất kỳ người đàn bà nào. Nhờ đó, ông “nhẹ” được rất nhiều gánh nặng trách nhiệm gia đình riêng tư.

  Hầu hết chúng ta đều ít nhiều bị gánh trách nhiệm gia đình đè nặng trên vai.Với trách nhiệm nầy, chúng ta không thể lảng xao hay coi thường. Ta chỉ có thể buông xả  từ từ theo thời gian, mỗi ngày một ít. Muốn được vậy, ta phải tích cực hoạt động lúc còn trẻ khỏe để từng bước, hoàn thành trách nhiệm đối với đời.

  Chưa nói đến trách nhiệm xã hội, chỉ riêng trách nhiệm đối với gia đình thôi, muốn hoàn thành cũng không phải là dễ. Thật sự, ít có ai đạt được trọn vẹn, chỉ được phần nào hay phần nấy mà thôi. Đó là trách nhiệm đối với ông bà, cha mẹ, anh em, bà con cô bác nội ngoại và đặc biệt là đối với vợ con...Rõ ràng, trách nhiệm nầy vô cùng nặng nề và ràng buộc ta hết sức chặt chẽ. Nhưng nếu cả đời ta chỉ bo bo lo việc gia đình của mình mà quên những trách nhiệm khác đối với xã hội, đất nước  thì mặc nhiên, ta là người ích kỷ, chỉ biết tự tư tự lợi thì cũng không được.

  Thông thường, gần gũi ta hơn hết là những thành viên sống chung dưới một mái nhà. Đó là những người ruột thịt, thân yêu nhứt của ta. Đã hẳn rằng ai ai cũng đi tìm hạnh phúc theo cách thế riêng của mình tùy theo điều kiện và hoàn cảnh riêng tư.Thế nên, hạnh phúc có rất nhiều dạng. Có điều là dạng nào cũng đòi hỏi sự an lạc trong tâm hồn và niềm thân ái trong môi trường sống. Muốn được vậy, con phải hết sức tránh đụng chạm gây sức mẻ, đổ vỡ, khiến cho mái ấm trở thành nhà mồ. Đặc điểm của gia đình Việt Nam là không chỉ có toàn những người cùng chung huyết thống mà đàng khác, còn có “người dưng khác họ” trà trộn vào: dâu, rể. Đó là một đặc sắc tính của gia đình Việt Nam, nhưng đồng thời cũng tạo ra ít nhiều bi kịch nao lòng. Biết bao nhiêu thảm cảnh đã xảy ra giữa mẹ chồng - nàng dâu, chàng rể - cha vợ, chị dâu – em chồng…

 Để cho gia đình yên ấm, lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười vui vẻ, mỗi thành viên trong đó đều cần nghiêm khắc với chính mình, nhứt là bao dung với người. Nói cách khác, tất cả thành viên trong gia đình đều cần “thôi kệ” từ ý nghĩ (ý), qua lời nói (khẩu), đến hành động (thân). Người trưởng thượng trong gia đình có bổn phận nêu gương cho con cháu. Trong “Luân lý giáo khoa thư” xuất bản cách nay xuýt xoát 100 năm có chuyện trái cam thật lý thú. Trái cam xuất phát từ bàn tay bà mẹ. Sau khi trái cam đi một vòng qua tay nhiều người thân trong nhà như ông bà, cha anh…cuối cùng trở lại bàn tay mẹ. Đó là câu chuyện tuyệt vời, phản ánh tấm lòng vì người hơn vì mình của các thành viên. Một gia đình như vậy nhứt định phải có hạnh phúc.

  Dường như xã hội Đông phương của chúng ta đang đứng trước ngã ba văn hóa: một ngã của chủ nghĩa thực dụng triệt để đang tìm mọi sơ hở của thanh niên để xâm nhập; ngã kia là văn hóa truyền thống của dân tộc đang xoay sở, tìm cách ngăn trở. Ngã  trước dành cho tuổi trẻ bốc đồng, ngã sau dành cho bực cao niên vốn hay nghi hoặc.

  Biết bao gia đình xảy ra bi kịch giữa hai thế hệ trẻ-già. Cùng một thế hệ thỉnh thoảng cũng có mâu thuẩn nhưng tương đối ít hơn. Mâu thuẩn gay gắt đến độ phải giải quyết bằng gươm hay mã tấu…Đau thương nhứt là các trường hợp con đập đầu cha ruột, chặt thành khúc, dồn vô bao, chở đi phi tang, vợ toa rập với tình nhân, thiêu sống chồng đang yên giấc trên giường.

  Trong gia đình, ai ai cũng cần nên nói thôi kệ. Thôi kệ là vĩnh viễn đoạn tuyệt với quá khứ. Bởi vì quá khứ đầy nhóc hận thù, trách móc, giận hờn…Với các thành viên trong nhà, dàn xếp chủ yếu bằng lời hay, ý đẹp. Đối tượng nghe thì cũng tốt, không nghe thì cũng chẳng sao. Mặc kệ mà.

  Ra đường, con cần tâm niệm hai từ thôi kệ. Thôi kệ là con chấp nhận thua cuộc. Khi con chấp nhận thua cuộc trước thì đâu có ai muốn hơn thua với con làm gì. Và nhờ đó, con có thể tránh được nhiều rắc rối, vô bổ ở ngoài đường...

Tháng 11/ 2014

CÔ  TY

Add comment

Security code
Refresh

Tìm bài theo vần ABC

No articles to show.