TKH - banner 03

Search

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Visitor Counter

User Rating: 0 / 5

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 

 

      Ở bậc Tiểu học tôi phải chuyển trường ít nhất cũng năm hoặc sáu lần vì chạy giặc. Hồi cuối năm lớp Nhì (ngày nay gọi là lớp Bốn), trong lúc tản cư, Tây d nhà  nên gia đình tôi phải về quê ngoại sống tạm. Sáu tháng liền không đi học, vì quá xa trường, tôi cơ hồ quên hết chữ nghĩa, tối ngày an phận với nghề chăn vịt, cắm câu bắt cá. Rồi một hôm, có lẽ do tình cờ, ba tôi liên lạc được với người bạn của ông hiện mở trường dạy học ở Cầu Cống. Ông cho tôi hay ngày trước để kịp chuẩn bị quần áo, sách vở trở lại trường. Lúc đó tôi mang tâm trạng bất cần, học cũng tốt mà ở nhà sống cuộc đời nông dân cũng xong.

      Ngày kế cha con tôi lội bộ độ ba cây số xuống Cầu Đôi, rồi đón xe đò đến Cầu Cống. Ông dắt tôi đến nhà bác Bảy Phối gởi tôi ở đó đi học với con bác là anh Tấn, anh Đức. Ông Thầy mặt mũi ra sao tôi cũng chưa biết. Ba chỉ nói mọi việc ba đã sắp xếp xong. Chuyện trò với bác Bảy gái trong chốc lát, ba tôi ra về, căn dặn tôi ở lại ráng học. Nhà Bác Bảy lợp lá, cất giữa vườn chuối của ông Bảy Tiền, phía trong là buồng ngủ của hai bác, bên ngoài một cái giường cho nhiều người. Ở miền quê, người ta chọn chỗ rồi đóng sáu cọc ngang làm trụ, sau đó thả những cây làm cái khung, xong chẻ tre thành những miếng đều nhau, róc mắt và vuốt cho láng đóng đinh như tấm vạt giường, trải chiếu lên thì có chỗ ngủ. Tôi để đồ đạc trên giường ngồi đợi Tấn, Đức đi học về. Nguyên quán gia đình bác Bảy ở An Phú Thuận, cách làng tôi chừng vài cây số, vùng đó cũng lộn xộn vì Tây ruồng bố, bắn ô buýt (pháo binh) thường xuyên. Không biết từ khi nào bác cất nhà ở đây vừa lánh nạn vừa có nơi cho các con bác đi học, trong khi bác trai bám trụ lo ruộng nương, vườn tược. Theo lời bác, xóm nầy rất yên, Tây đóng đồn ở Cầu Cống, nhưng ít khi, đến bố ráp, có lẽ đây là vùng ranh giới của các làng Tân Hạnh, Phước Hậu và Lộc Hòa vì vậy bên nầy đùng trách nhiệm cho bên kia, nên dân chúng sống yên ổn. Dân An Phú Thuận rủ nhau đến đây cất nhà cửa cho đàn bà trẻ em ở lánh nạn chắc vì lý do vừa kể.

      Tấn, Đức đi học về vồn vã chuyện trò với tôi, dù chưa gặp mặt nhưng bác Bảy đã cho hai anh biết trước là tôi sẽ đến ở trọ đi học từ mấy hôm trước. Sự thân thiện của hai người bạn mới khiến tôi cũng an lòng. Cơm nước xong hai bạn dẫn tôi đi dạo xung quanh nhà cho biết, nhân tiện giới thiệu tôi với một vài người bạn như Út, Hai , chị Đầm. Út mặt lắt chắt nhưng nhiệt tình, anh  đưa tôi về nhà chào hỏi gia đình. Ba Út, ông Sáu Móm, một ông già khó tính hay kiếm chuyện gây g với hàng xóm. Anh thứ Chín của Út luôn nói tiếng Tây với người trong nhà dù không một ai biết thứ tiếng mà anh Chín xí xô xí xào nghĩa là gì.

      Sáng hôm sau tôi dậy sớm, phần vì lạ chỗ, phần khác vì nôn nóng muốn biết trường, lớp, thầy bạn như thế nào. Từ nhà trọ đến trường khoảng nửa giờ. Tôi chuẩn bị sẵn sàng đi theo Tấn, Đc. Bọn học sinh phải qua cây cầu ván cao bắt ngang sông.  Sông nầy chảy từ Cầu Lộ, qua đình Tân Giai, rồi cầu Vòng, Cầu Cống đến tận Cần Thơ. Cách cầu chừng ba trăm thước là trường học. Trường lợp lá, chung quanh che bằng những vách tạm cũng bằng lá, không hàng rào, một sân chơi nhỏ. Trong lớp có tới hai bảng đen treo trên hai vách đối diện nhau, một tấm dùng để viết bài cho các lớp nhỏ, một tấm khác dùng cho các lớp lớn hơn. Học sinh sử dụng bảng nào thì ngồi quay mặt về hướng đó, thầy giáo luôn đứng ở giữa lớp học, khi giảng bài cho cấp nào thầy đến chỗ bảng lớp đó. Tôi đã quen với cảnh tượng lớp học như thế nầy khi tôi học v lòng chữ Nho, sau đó là khi bắt đầu học tiếng Việt với vị Thầy ở cùng xóm mà theo vai vế tôi phải gọi là ông thay vì gọi thầy. Năm tiếp theo tôi học ở chành lúa của bác Sáu, thầy giáo là người theo Việt Minh trong phong trào kháng chiến thời bấy giờ. Chà lết trên những băng ngồi nhỏ xíu một thời gian dài, đến một lúc tình hình tạm yên, má tôi mới đem tôi đến chợ Phú Quới xin vào học trường công. Lúc đó gần đến ngh hè, nhưng quí vị giáo chức vẫn nhận tôi và các bạn cùng xóm vào học. Ông Đốc học, thầy Trần Duy Mẫn, có sáng kiến là cho các học trò mới vào lớp của ông (Hiệu trưởng thời Pháp gọi là Ông Đốc, tiếng Pháp: Le Directeur) và ngồi các bàn còn bỏ trống phía sau các học sinh của thầy, mỗi ngày ông trắc nghiệm chúng tôi một môn học, ví dụ tập đọc, viết, toán, Pháp văn, trong một tuần lễ ông đã đnh được trình đ cho mỗi học sinh mới, tiếp theo thì đích thân ông dẫn từng đứa đến giao cho thầy phụ trách. Tôi học ba năm ở bậc tiểu học Phú Quới với bàn ngồi thoải mái, nay bất đắc dĩ phải trở lại giai đoạn cực khổ ban đầu của trường lớp, một ít thất vọng chợt đến với tôi.

      Còn đang ngơ ngác thì nhiều tiếng nói vang lên:

- Thầy đến ! Thầy đến !

      Tôi đảo mắt nhìn quanh quất một lượt, không thấy ai có vóc dáng ông thầy. Thầy là bạn của ba tôi, dù chưa gặp mặt, nhưng tôi đinh ninh ông thầy phải có dáng mạnh khỏe vì các bạn của ba tôi đa số là người học võ, các cô chú đồng môn với ba mà tôi quen ai cũng vai u thịt bắp ngay đến phái nữ như cô Tư Cúc, cô Bảy cũng thế. Đàng này người mà các bạn gọi thầy, dáng nhỏ thó, lưng còng, đi khập khểnh từng bước một với chân trần. Khi ông xuất hiên đến lúc bước hẳn vào lớp học mất khá nhiều thời giờ, có lẽ thầy mới tập đi không lâu sau khi hết bịnh. Tôi thật sự bỡ ngỡ trước cảnh trường và vị thầy. Bề ngoài của ông thầy ngay lần đầu tiếp xúc với học sinh ảnh hưởng rất lớn đên việc dạy dỗ sau nầy. Thần tượng tôi dệt từ hai hôm nay về trường, lớp, thầy bạn ít nhiều  tan biến trong tôi. Tôi cố gắng tỏ ra là con nhà biết lễ giáo, cũng mau mắn đến trước người đàn ông bịnh tật chấp tay cúi đầu chào hỏi. Ông thầy trái lại vồn vã nắm tay tôi một cách thân tình:

            - Em là Sang con anh Tư đây à? Anh Tư nói nhiều về em với “qua”. Thôi cứ yên trí ở đây học hành.

      Tôi đứng nép một bên nhường lối cho thầy đi trước rồi chậm rãi theo sau. Tôi rất ngạc nhiên, đám học trò đủ cỡ tuổi đang ồn ào, bây giờ im phăng phắc khi thầy hiện diện, dù không có trống báo giờ học. Thầy giới thiệu tôi với cả lớp, kế đó tôi tự động kiếm chỗ ngồi cạnh Tấn, Đức.

      Trường nghèo nàn gây cho tôi chút ít chán nản, trái lại bạn học hay nói đúng hơn là học sinh trường này gieo cho tôi ấn tượng đẹp. Tất cả, nam nữ học sinh, từ lớn tới các em mới vào học ai cũng có gương mặt dễ mến. Cô bé Hoàng chừng sáu tuổi trong giờ ra chơi của buổi sáng đầu tiên đã tìm đến chỗ tôi đang chuyện trò với các bạn mới, cất tiếng làm quen:

          - Anh Sang ơi, mỗi bữa anh đên dạy em học nhen!

Tôi hỏi em :

         - Sao em biết tên anh?

        - Thầy nói hôm qua lúc ăn cơm chiều là anh sẽ dạy em học mỗi ngày. Tôi vuốt tóc cô bé dễ thương, dạn dĩ như gián tiếp nhận lời  em. Cách tổ chức lớp học như thế này, tôi đã quá quen. Một ông thầy khó có thể chăm sóc hết cho tất cả học sinh cùng một lúc, do đó ông chọn các học sinh cùng trình độ ngồi học chung nhau, lúc ông giảng bài cho cấp lớp này thì lớp khác làm bài tập, chép bài. Mấy em mới vào học đôi khi thầy nhờ các học sinh lớp lớn làm phụ giáo giúp các em này học. Do khéo sắp xếp mà cả lớp học sinh nào cũng được chỉ dạy hoặc trực tiếp hay gián tiếp. Học sinh trường này (không có tên) đạt được tiến bộ, và tình đng môn trở nên thân thiết hơn.

       Mấy năm học trường công, tôi có rất ít bạn, mới nhập môn ở đây độ một tháng tôi lại có nhiều bạn hơn, học sinh miệt vườn dường như ai cũng hiền hậu dễ mến. Xóm tôi ở trọ ngoài Tấn, Đức, Út còn thêm Hai. Đặc biệt Hai cao hơn tôi cái đầu, anh biết nhiều chuyện mà cỡ tuổi như tôi không bao giờ nghĩ tới. Học hành Hai kém tôi dù lớn tuổi và lớn xác hơn, mỗi sáng trước khi đi học, Hai thường vác cần câu nhấp cá lóc về làm thức ăn cho gia đình. Nhà Hai nghèo nên anh làm lụng vất vả, có hôm anh phải nghỉ học phụ giúp ba má trong việc ruộng nương Hai kể tôi nghe  chuyện các vị sư trong một chùa gần đó bắt chuột ăn thịt thay vì ăn chay. Chùa  cách Cầu Cng một đoạn đường chừng một cây số. Không biết vị trụ trì tên gì nhưng Hai gọi là chùa ông Tí và đọc những câu vè  anh đã thuộc lòng như sau:

            - Trong chùa Ông Tí, sa mưa chuột cống vô nhà
            Ông Tí nắm đuôi thì ta cắn tay
            Hè đập, hè đập
            Chuột cống nó khè
            Hai ba ông xúm lại đè một con

      Đối diện chùa Ông Tí là chùa của bà Hợi, người dân ở đây gọi trại là chùa bà Út vì trong mười hai con giáp: Tí (chuột) đng đầu, kế đó theo thứ tự lần lượt: Sửu, dần, mẹo, thin, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất và chót hết là Hợi do vậy dân chúng gọi chùa bà Út cũng đúng, không sai chút nào. Chùa vắng khách đi lễ, có lẽ vì loạn lạc, không ai dọn dẹp, cỏ mọc um tùm, Hai lãnh phần giẫy cỏ. Anh gọi Tấn, Đúc, chị Đầm và tôi cùng làm, xong công việc ngoài chuối chim, xôi còn có tiền xài lai rai. Phải nói đây là công lớn của Hai, anh mang bẩm tật cà lăm, vậy mà anh cũng kỳ kèo trả giá với bà Út để cả bọn cùng được đền công hậu hĩ dù bà Út nổi tiếng là hà tiện, nếu không muốn nói là keo kiệt.

      Từ Cầu Cống tới trường có nhiều học sinh đủ mọi trình độ, dường như họ thuộc thành phần khá giả,nhà anh Vinh có vẻ khang trang với khu vườn khá rộng, trước sân trồng toàn huệ, buổi sáng hương thơm của hoa huệ lan tỏa một vùng, khiến mỗi khi qua nhà Vinh tôi thường dừng lại ít phút để tận hưởng mùi thơm quyến rũ nầy. Cạnh vườn huệ là nhà Sương, nhà Hà. Sương, Hà bà con chú bác, cả hai đều nhà ngói có vườn rộng, tiếp đến là nhà Bảo Sanh cô mụ Bê, em chị Bê là Tám Hường.  Học sinh đến từ Phước Hậu độ mười mấy người cả nam lẫn nữ. Cùng cấp lớp với tôi có Hai Nhọn, Ri, Ẩn, Cảnh, Thoa. Trong lớp chỉ có tôi nhỏ thó, các bạn khác ai cũng cao lớn, các nữ sinh cũng cùng hoặc xê xích chút ít tuổi với tôi.

      Ngày đầu thầy cho đề luận làm tại lớp, buổi chiều thầy chấm xong với lời phê bình kỹ lưỡng cho từng học sinh. Trong lớp bài luận của tôi xếp hạng nhứt kế đến là bài của cô Tám Hường.  Hường dường như không tin  cô bị xuống hạng nhì, vì bấy lâu nay cô luôn là học trò giỏi nhứt. Hường nhìn chòng chọc vào tôi như nghi ngờ, mãi đến những lần sau nữa cô mới chịu phục. Riêng tôi, tôi cũng không tin nổi khả năng của mình. Đọc kỹ những lỗi đã được sửa chữa và phê bình chi ly của Thầy, bấy giờ tôi mới thật sự tin tưởng ông. Thầy dường như cũng muốn huấn luyện tôi trở thành học sinh giỏi về Việt văn, vì vậy, mỗi khi đọc một bài báo hay một áng văn thầy đều bắt tôi đưa ra nhận xét, phê bình hay dở, dần dà cách hành văn như khắc sâu vào trí óc của tôi, nếu phải viết một bài luận tôi không cảm thấy khó khăn như trước. Tôi viết văn càng ngày càng khá, những bà con trong xóm đên nhờ thầy viết đơn Thầy đều chỉ định tôi viết cho họ. Lần hồi xung quanh trường những người nhờ tôi viết đơn, thư  đều đối xử thân tình với tôi, đôi khi bà con đón lúc tôi đi học về hoặc ngày nghỉ nhờ viết đơn khỏi phải đến trường làm phiền Thầy. Có hai loại đơn, nếu là xin những giấy tờ đi đường, làm ăn xa thì tôi có thể viết trôi chảy vì  tôi từng viết giúp bà con trong xóm tôi khi tôi còn học lớp ba ở Phú Quới đến nay tôi nhớ rành mẫu mực. Còn viết gởi xin giảm án ở các trại Giáo hóa của Việt Minh thì phải do Thầy tôi thảo trước.

      Thầy tôi thuộc thành phần trí thức Sài gòn, vì yêu nước nên ông vô bưng theo Việt Minh kháng chiến chống quân xâm lược, quanh năm suốt tháng sống trong rừng sâu, nước độc, ông mắc bịnh sốt rét đến rút xương sống trở thành tàn phế, do vậy ông rành chuyện trong hàng ngũ Việt Minh. Bị tật nguyền ông chọn  nghề dạy học mưu sinh, gác bỏ lý tưởng an dân cứu nước. Chánh quyền thực dân đối với người sa cơ lỡ vận cũng không làm khó dễ gì, nhờ vậy ông đào tạo một số không nhỏ học trò thành đạt sau này. Học trò của Thầy tùy theo hoàn cảnh, lý tưởng một số phục vụ bên Quốc gia, một số khác đấu tranh dưới cờ của mặt trận. 

      Bất đắc dĩ phải chọn nghề dạy học, nhưng tất cả môn sinh không ai phủ nhận việc giảng dạy vô cùng hay ho của Thầy, ông không bao giờ nóng giận, trong mọi tình huống thầy vẫn dùng lời lẽ nhẹ nhàng, thân mật. Về môn Việt Văn dường như Thầy có lối giảng dạy đặc biệt.  Nhiều  bạn khi vào học, văn bất thành cú, nhưng độ năm tháng sau, họ đã viết văn suôn sẻ. Ngoài tài dạy học Thầy tôi còn là con người khiêm tốn và tự trọng.

      Khi ngã bịnh, vì thiếu thuốc men, nên bịnh càng ngày càng nặng, cấp chỉ huy Việt Minh, mới nghĩ đến việc đưa thầy về với gia đình, lúc đầu họ đem ông đến vùng Cầu Cống gởi tạm trong nhà cảm tình viên. Bịnh tình  nặng thêm có lúc tưởng thầy không qua khỏi lưỡi hái tử thần. Bà con giúp đỡ từ thuốc bắc, thuốc nam lần hồi bịnh tình thuyên giảm. Thầy nghĩ là mạng sống của mình do bà con ở xóm nầy cưu mang, nên khi bình phục thầy phải làm cái gì đó để đền đáp ơn họ. Vốn hiện sở hữu của Thầy chỉ là mớ chữ nghĩa thu lượm được tư hồi còn đi học. Trước tiên thầy dạy con chủ nhà đã tận tụy chăm sóc thầy, kế đó là các trẻ trong xóm. Việc dạy học có kết quả tốt, bà con trong xóm mới nghĩ tới việc mở trường cho Thầy, họ cùng nhau xin phép, cất trường và cổ động việc học. Dân trong xóm từ  gia đình khá giả tới nghèo nàn, ai thầy cũng biết tên tuổi và hơn một lần đến tận nhà thăm hỏi.

      Dạo tôi trọ học tại đó, chúa nhựt nào thầy cũng rũ tôi cùng ông bơi xuồng đến thăm gia đình học sinh, những gia đình Thầy viếng thăm đa số là dân An Phú Thuận tản cư đến. Sau nầy tôi mới nghĩ là trước kia hồi còn trong hàng ngũ Việt Minh có lẽ Thầy quen biết nhiều với người dân An Phú Thuận. Trong số những nhà chúng tôi thăm có nhà Lẹ, con bác thợ xuồng. Khi thầy giới thiệu tên ba tôi, bác thợ xuồng như biết rành gia đình tôi. Vì chỗ thân tình của gia đình nên Lẹ không còn e lệ nữa. Lẹ có làn da trắng như các tiểu thư đài các,mớ tóc quăn tự nhiên phủ tận  thắt lưng, mới vào học gặp Lẹ tôi có cảm tình và muốn làm bạn,nhưng Lẹ luôn e dè không muốn tiếp chuyện với tôi.  Sau lần đến nhà thăm viếng, tôi và Lẹ trở nên thân hơn, những lúc bí toán Lẹ không ngần ngại mang tập vở đến nhờ tôi giải giùm. Mấy tháng học ở Cầu Cống qua mau, mười mấy năm sau, trong một chuyến công tác ở quận Đức Tôn tôi gặp lại Lẹ và đứa con đang đi chợ, nhờ vào mái tóc quăn và nước da quí phái tôi nhận ra Lẹ. Mừng rỡ, hàn huyên một chốc rồi chia tay, từ ấy tới bây giờ tôi không còn tin tức gì về Lẹ nữa. Một kỷ niệm đẹp vụt thoáng qua!!

        Học sinh trả học phí nhẹ, hàng tháng từ hai đến ba chục đồng, những gia đình nghèo được miễn. Thầy hay giúp đỡ mọi người nên dân ở xóm cũng nghĩ cách trả ơn, có bốn năm gia đình phụ huynh làm giúp cho Thầy năm công ruộng. Tới mùa số lúa thu vào cũng mấy chục giạ, tiền vốn xuất ra không bao nhiêu, công do phụ huynh góp sức. Dạo tôi học, thầy có mấy trăm giạ lúa, thầy không cất nhà, nay ở nhà nầy, mai nhà khác, do họ luân phiên mời. Mấy năm sau khi tôi học ở tỉnh, thỉnh thoảng có đến thăm thầy. Bà con trong xóm cho tôi biết thầy cũng có người yêu, không biết sao duyên nợ không thành, đến năm 1977  thầy qua đời, lúc tôi còn trong trại “cải tạo”

       Đám môn đệ của thầy, không nhiều lắm, nhưng trong một chừng mực nào đó phải kể là đa số đã thành công. Lê văn Ri tên Pháp là Henri ban rất thân với tôi dạo còn đi học. Năm 1959 tôi  dạy học ở một xã gần nhà Ri, em ruột của Ri cũng là học sinh của tôi, mang thư Ri mời tôi ghé nhà chơi. Tôi gặp Ri lần đó rồi bặt tin, mãi đến lúc sang định cư ở Mỹ mới biết tin Ri đã theo quân Giải Phóng. Cấp bực sau chót là Đại Tá ngành Công an, nay đã về hưu.

      Cạnh nhà Ri, có bạn Huỳnh Văn Ẩn, ốm, cao, học hành cũng vào hạng thường thường bậc trung, nhưng tôi nhớ Ẩn nhiều vì anh có tuồng chữ  rất đặc biệt như “rng bay phượng múa” . Tôi dung chữ có v hơi quá tâng bốc ông bạn của mình, nhưng thực sự ai từng thấy chữ Ẩn viết sẽ khắc sâu trong tâm thức. Có một lúc nghe đồn Ẩn “nhảy núi” (vô bưng theo V.C).  Năm 1971 nhân đại diện cho Trường dự đám tang ông nội của Cảnh, bấy giờ là giáo sư trường Trung Học Thủ Khoa Huân, bất ngờ tôi gặp lại Ẩn trong đám tang, anh ốm nhom,bịnh hoạn, Chúng tôi ôm nhau mừng rỡ, nhưng Ẩn không nói chuyện được vì bị B52 làm hư màn nhĩ, may mắn vẫn còn sống. Chúng tôi bút đàm, tuy bịnh hoạn, Ẩn vẫn nhớ những kỷ niệm hồi còn chung lớp chung trường, đặc biệt mối tình si của Ẩn với cô Tám Hường. Ẩn chết năm 1977 do Cảnh cho biết khi Cảnh sang định cư ở Mỹ.

      Hai Nhọn, dường như họ Trần, mãi gọi biệt danh của Hai, tôi quên mất họ. Anh nầy dáng cao ráo, mặt sáng sủa, môi lúc nào cũng ửng hồng như thoa son. Gặp Hai một lần chắc ai cũng tấm tắc khen ngợi ông bạn nầy có dáng của Tống Ngọc, người đàn ông đẹp trai hào hoa phong nhã trong sách sử của Tàu. Hai được v đẹp trời cho, còn về nếp hào hoa, đa tình không biết Hai có hay không vì khi còn học Hai chưa hé lộ chút gì, chỉ có cái miệng trước khi nói phải tru ra một tí mới phát âm được. Chính vì điểm nầy tôi đặt anh là Hai Nhọn, không ngờ biệt danh Nhọn (mỏ)  đeo đẳng anh ta suốt cuộc đời. Sau khi thôi học ở Cầu Cống, Hai về nhà sống với ruộng nương rẫy bái, rồi lập gia đình. Tôi  nhớ mãi anh nhưng không có dịp gặp lại nhau dù Hai và tôi vẫn ở Vĩnh Long. Hồi Tết Mậu Thân, tôi gặp Hai một lần, chuyện trò chừng mười phút, Hai lại hối hả ra đi. Bạn bè cho biết Hai có rể là Việt kiều ở Tây Đức, vợ chồng Hai khá giả, thỉnh thoảng lại sang Đức thăm con, thăm cháu.

      Thoa, Cảnh, hai chị em ruột, người Phước Hậu, gia đình giàu, vườn tược nhà cửa bề thế. Lúc học chung với Thoa, Cảnh, thầy giáo và tôi có đến nhà Thoa chơi hai ngày. Ba má Thoa xem tôi như con cái trong nhà dù ông bà chỉ gặp tôi một vài lần. Hồi đi học,Thoa nhút nhát, mặt tái mét, tóc xỏa vai được cài gon ghẻ bằng chiếc lược. Thoa cũng hay chuyện trò, nhưng mỗi khi đi đâu cũng có cậu em kè một bên. Thôi học, tôi về Phú Quới, rồi ra tỉnh, có gặp lại Ri, Cảnh, nhưng không gặp Thoa. Tôi cứ đinh ninh Thoa lập gia đình. Năm tôi học Sư phạm bất ngờ Thoa đi ngang nhà tôi trọ, chúng tôi tiu tít chuyện trò, hết chuyện gần đến chuyện xa. Thoa cứ nghĩ tôi và Hường đã bồ bịch lâu rồi. Thoa cho biết cô đến xóm tôi là để thăm gia đình vị hôn phu. Bất chợt tôi ngâm lên những câu thơ tôi còn nhớ mang máng nhưng quên tác giả

Thà lúc trước mình đừng quen biết
Đừng mối manh,đừng toan tính chuyện trầu cau..

Tôi còn định ngâm tiếp hai câu nữa, Thoa chận lại:

      Thôi đi ông ơi, ai toan tính chuyện trầu cau?  Bao giờ? Tôi chỉ nghe ông luôn có đôi, có cặp với Tám Hường, nay ông lại trút oán cho người khác…Sau rốt Thoa khuyên tôi:

      Em khuyên anh lập gia đình đi và hãy nhớ câu thơ trong Lục Vân Tiên;

     Xin đừng tham đó bỏ đăng
     Chơi lê quên lựu, chơi trăng quên đèn

Tôi chưa kịp giải bài, Thoa cáo từ.

       Mấy năm sau họ làm  đám cưới, tới năm 1968 chồng Thoa tử trận để lại cho nàng một bé trai. Năm 2010 Thoa mất vì tai biến mạch máu não

- Liều anh của Hoàng, cô bé dễ thương làm quen với tôi khi tôi mới ghi tên học. Ba má Liều có hai con trai và ba gái. Ba Liều, bác Tám là thợ mộc nổi tiếng trong làng, gia đình khá giả. Anh trai Liều có gia đình và cũng học nghề mộc với cha. Chị Hai có chồng xa, ít khi về nhà, chị Tám Xinh rất đẹp, tiếng nói dịu dàng, nghe đâu cũng có vị hôn phu ngoài tỉnh. Hoàng, con Út dù còn nhỏ tuổi nhưng đã lộ nét đẹp với gương mặt trái xoan, với đôi má lúm đồng tiền lúc nào cũng cười. Thầy giáo trọ nhà Liều, Hoàng được bao ăn ở. Lý do là Liều chỉ nể thầy mà chăm học, trước đây hai bác đưa Liều ra Vĩnh long học nhưng cậu bỏ ngang chạy bộ về nhà. Liều dễ thương nhưng nóng tánh, bạn bè của em, luôn bị em đánh khi cãi vã. Hai bác phải đi xin lỗi những bạn bị em hiếp đáp. Tôi được thầy giáo phân công dạy kèm Hoàng và Liều khi hai em cần giúp đỡ. Tôi không biết lý do nào Liều lại thích tôi lẫn nể sợ, mỗi lần tôi dẫn em đến nhà của bạn tôi, Liều mừng lắm và ngoan ngoãn. Vài tháng sau đến viếng hai bác, gia đình cầm tôi ở lại  ăn cơm. Trong bữa cơm hai bác hỏi tôi dạy hai em bằng phương pháp gì mà cả  Hoàng lẫn Liều đều thương mến và  trọng tôi. Hai bác đề nghị tôi dọn đến nhà ông bà ở đi học. Có lẽ vì ham vui với bạn bè, tôi từ chối nhưng vẫn hứa chăm sóc hai em. Mười mấy năm sau, Hoàng và em trai tôi yêu nhau, gia đình hai bên đều mong đợi đám cưới của họ, nhưng có lẽ không duyên phận nên  cuộc tình tốt đẹp của hai em cũng gãy đổ.  Liều tôi ít gặp, hy vọng em cũng có cuộc sống an bình.

      Lù, nhà xéo trường, khi thôi học tôi và Lù không có dịp gặp lại nữa. Lù mập mạp, lớn xác hơn tôi, bụng hơi to (đúng với tiếng bình dân: lù phền,tức mập ú) tóc quăn, ép sát da đầu, tóc rẻ  một đường thẳng như người ta chảy vẹt. Lúc đầu bạn bè chọc Lù là con trai xảnh xẹ, bắt chước chảy bảy ba giống như con gái, Lù cãi vã rồi đính chính nhiều lần mà các bạn vẫn không tin. Tức quá Lù “ cà mà cặp mập” rồi đưa tay lên thề:

      - Tao mà có nhổ tóc cho thẳng, tao là con chó

Đám bạn tiếp tục đùa dai

       - Hỏng tin …Hỏng tin.

       - Vậy tao thề bà bắn, tụi bây tin chưa

      Cặp mắt Lù đỏ hoe, muốn khóc. Sau lần đó tôi thấy thương Lù hơn. Lù rủ tôi về nhà chơi, hỏi về Ba má, Lù dường như có chuyện khó nói, nhiều lần kế tiếp tôi vẫn không gặp ba má Lù. Từ dạo đó đên khi không còn ở Cầu Cống, tôi chưa lần nào gặp lại Lù, cố tìm Lù qua bạn bè nhưng không ai có tin tức gì.

      Chỉ sáu tháng ngắn ngủi học tập dưới mái trường nghèo ở Cầu Cống, tôi mang đầy ấp kỷ niệm, đa số đẹp như bài thơ. Vùng đất đó và tôi có duyên chăng? Tôi cũng thật sự không hiểu tường tận. Có điều những kỷ niệm trên còn mãi đậm nét trong tồi dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua.

 

Viết xong December  3, .2012

 Nguyễn Thành Sơn

 

 

 

 

 

Add comment

Security code
Refresh

Tìm bài theo vần ABC

No articles to show.