TKH - banner 08

Search

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Visitor Counter

User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 

Trích Đoạn (2) và (4) trong Thư số 130 gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.

Phạm Bá Hoa

*****

(2) Tôi là người Hà Nội, sau khi vào sống trong Nam tôi rất sợ Hà Nội.

Tác giả Tuệ Phong.

       Tôi xa Hà Nội từ cuối những năm 1980 của thế kỷ trước, kể từ ấy tôi ít về thăm Hà Nội. Nhưng  mỗi lần về thăm Hà Nội là tôi rất sợ, dù tôi rất yêu Hà Nội, vì đó là nơi tôi chào đời, lớn lên, và trưởng thành. .

       Tôi sợ cái văn hóa giao thông bát nháo không luật lệ, tôi sợ cái văn hóa giao tiếp ứng xử theo cách chụp giật kiểu chợ búa. Và điều mà tôi sợ nhất, là môi trường sống ô nhiễm đến mức mịt mù khói bụi các loại xe, cộng với rác rưởi từ những người Hà Nội ngày nay vô ý thức.

4551 1 Th130cuaPhamBaHoa

       Thực ra, nếu nhìn thật kỹ với một lăng kính ở nhiều góc độ khác nhau,  thì hiện nay, đời sống văn hóa của người Hà Nội xuống cấp đến mức không còn gì để nói nữa!

       Đúng vậy. Nhiều lúc tôi rất nhớ nhà, hay nói đúng ra là nhớ Hà Nội. Tôi muốn về thăm nó, ao ước được nhìn thấy nó, nhưng đến khi đứng giữa phố phường Hà Nội, là tôi có cảm giác sợ Hà Nội. Đến khi rời khỏi nó, thì tôi thở phào nhẹ nhõm. Thật sự là trong tôi luôn có hai thái cực chen lẫn nhau, tôi từng yêu thương  Nội, nhưng bây giờ tôi lại rất sợ nó.

       Hà Nội không chỉ là quê hương của tôi, nơi tôi được sinh ra và lớn lên cùng với bao thế hệ trong gia đình mình. Nó còn là thủ đô của đất nước, là trung tâm kinh tế văn hóa của cả nước, đáng ra phải là nơi văn hóa lịch thiệp đúng với câu ca dao từ ngày xưa để lại:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.

       Thế nhưng, không ít lần khi tôi về thăm Hà Nội, đã phải lắc đầu ngán ngẩm, và thú thực chỉ mong đến  ngày trở vô Nam. Chỉ vì tôi đã được chứng kiến những cảnh giao tiếp nhân sự quá hỗn độn, bát nháo, và nhếch nhác của một đô thị được xây dựng không ra làm sao hết.

4551 2 Thu130PhamBaHoa

Người ta thường nói:

“Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố thị” như một sự tự hào. Nhưng bây giờ cái đó không còn nữa, sự phồn hoa và thanh lịch của nó đã biến mất, để nhường chỗ cho một xã hội biến tướng lấy quyền lực, đồng tiền, và vật chất làm mục đích cho cuộc sống, trong khi đạo lý con người hoàn toàn biến mất.

       Nếu một ai đó có dịp ngồi trên phi cơ quan sát đường phố Hà Nội, thì thấy các loại xe cùng với người đi bộ, chẳng khác gì một bầy kiến lúc bị vỡ tổ, mạnh con nào con nấy bò. Chả thế mà bạn tôi khi sang Việt Nam, đến thăm Hà Nội, đã không dám băng qua đường, bởi vì rất họ sợ tai nạn.

       Còn nếu chẳng may sơ ý va chạm với ai đó ngoài đường, người ta có thể ngay lập tức, văng ra những lời lẽ tục tĩu để đe nẹt và hăm dọa, thậm chí đến mức còn xô xát và đánh nhau, dù họ là người sai trái ...

       Người Hà Nội bây giờ đối xử với nhau không còn có nét hào hoa phong nhã nữa, mà ngược lạ,i tôi đã gặp rất nhiều cảnh chướng tai gai mắt ở ngoài đường, thật dữ tợn và ghê sợ.

       Nếu sáng ra đi mua đồ dùng hoặc thức ăn, chẳng may một ai đó hỏi người bán hàng, rồi trả giá mà không mua, thì lập tức sẽ bị nghe những lời nói xúc phạm chói tai, thậm chí còn bị chửi bới có vần có điệu nữa...

Tóm lại, Hà Nội của tôi ngày càng có quá nhiều người hung hăng, thô lỗ, theo đúng sự “phát triển” của chế độ.

       Nhất là với những người như tôi xa Hà Nội lâu ngày, giờ đây khi quay trở lại đều phải giật mình sợ hãi, bởi sự thay đổi đến chóng mặt của Hà Nội, tích cực cũng có, nhưng quá nhiều theo ý nghĩa tiêu cực. Nói rõ hơn, là giờ đây, xã hội này không cón đạo lý nữa, mà họ chỉ sống với nhau bằng bằng quyền lực và đồng tiền.

       Hà Nội là một thủ đô, một trung tâm kinh tế và văn hoá của cả nước, là bộ mặt của Việt Nam mà cơ sở hạ tầng thì bẩn thỉu, lộn xộn, văn hóa và ý thức con người thì xuống cấp trầm trọng.

       Đành rằng người ta vẫn biết và thông cảm cho cái gọi là “đang phát triển và hội nhập” nên không tránh được những mặt trái của nó, nhưng nhiều khi tôi nghĩ dường như Hà Nội của tôi có nhiều cái mất, và ngày càng suy đồi về đạo đức, vè lòng nhân ái.

Tại sao vậy?

       Tại vì cái “phông” văn hóa của “những người sống ở Hà Nội”. Rất nhiều người ăn mặc bảnh bao, có trình độ bằng cấp học vấn cao, nhưng cách cư xử của họ thật là thô thiển, bộc lộ nhân sinh quan của họ chỉ dừng lại ở cái mức mà người ta gọi là “văn hóa lùn mà thôi

4551 3 Thu130PamBahoa

       Vì vậy, Hà Nội của tôi bây giờ dù có phát triển đến đâu đi chăng nữa, cũng chỉ là một cái “nồi lẩu” không hơn không kém với đúng nghĩa của nó mà thôi.

       Hà Nội của tôi bây giờ trong con mắt của người ngoại quốc, chỉ còn là một cái “mớ bòng bong” hỗn độn, ngột ngạt với những vụ làm ăn lừa đảo chụp giật. Cuộc sống thì chi phí đắt đỏ, nhưng phẩm chất rất kém, giao thông thì vấn nạn và tắc đường. Nói đúng ra, Hà Nội bây giờ không khác gì một cái chợ...

        Để đến bây giờ khi ngồi đây viết lại những dòng chữ này, với một nỗi nhớ thương khắc khoải, tôi cảm thấy thật buồn cho quê hương tôi hôm nay.

Thương lắm, Hà Nội ơi... Tuệ Phong.

*****

(3) “Giải Phóng” nỗi kinh hoàng của người Miền Nam.

       Tác giả  là  Tiến Sỹ Lê Hiển Dương, Hiệu Trưởng trường Đại Học Đồng Tháp (BBT  <thukhoahuan.com> đã đăng ngày 7/7/2022 ở Mục VĂN)

́*****

(4) Chưa bao giờ mà làn sóng kỳ thị “bên kia vĩ tuyến” mạnh mẽ như bây giờ.

Đó là tựa đề bài viết của tác giả Nguyễn Duy Ngọc. Tác giả vào bài với câu hỏi “Tại sao?”

4551 4 NgDuyNgocPBHoa

Nguyễn Duy Ngọc, UV Trung Ương Đảng Khóa VIII-Trung Tướng

       Và tác giả trả lời: “Tại vì từ năm 1975 đến giờ, người dân Nam bị nếm đủ mùi tráo trở, xảo quyệt, lọc lừa từ người dân Bắc, kể cả ong lãnh đạo. Họ ấm ức, họ tức tưởi, họ chán ngán từ gần 50 năm nay, nhưng họ không phản ứng”.

Giờ mà người dân Nam nào lên tiếng, sẽ bị cho là kỳ thị.

Người dân Bắc vào Nam năm 1954 lên tiếng, bị cho là mất gốc.

Người dân Bắc vào Nam sau năm 1975 lên tiếng, họ cho là vào hùa với dân Nam.

Tôi, một con Bắc Kỳ vào Nam năm 1985 lên tiếng, bị cho là cố xóa vết tích Bắc Kỳ, để theo hùa dân Nam.

       Bác sĩ Lê Nhàn, Bắc Kỳ chánh gốc, vào Nam năm 2000 lên tiếng, bị cho là lấy lòng người dân Nam.

        Vậy, đến bao giờ người dân Bắc chúng tôi mới chịu nhìn lại bản thân mình? Trên Facebook, tôi và Bác Sĩ Lê Nhàn, là 2 người lên tiếng mạnh mẽ và thẳng thắn, về các thói hư tật xấu của người dân Bắc chúng tôi.

        Chúng tôi đã sống ở cả 2 miền, chúng tôi đã nếm trải cái khốn nạn, cái lưu manh của người dân Bắc, và sự tử tế với lòng nhân hậu của người dân Nam.

       Chúng tôi thấy cần phải lên tiếng. Chúng tôi lên tiếng để mọi người biết được cái xấu của mình mà sửa. Chúng tôi là người dân Bắc, tiếng nói của chúng tôi là công tâm. Mồ mả cha ông chúng tôi còn trên đất  Bắc, họ hàng tôi còn ở Nam Định, anh em chú bác nhà Bà Nhàn, còn đang xúm xít đâu đó ở một tỉnh miền núi phía Bắc, chúng tôi đâu có đau thần kinh đâu mà nói xấu quê hương, nói xấu đồng hương của mình. Và khi bài viết đăng lên cũng có nhiều ý kiến:

       Những người đồng tình là người dân Nam, tiếp theo là người Bắc vào Nam năm 1954, rồi đến người Bắc vào Nam sau năm 1975, hoặc các năm sau đó, thậm chí có những người Bắc mới vào Nam vài năm gần đây, nhưng họ đã nhìn ra sự thật, vì họ đã sống, đã thấy, đã có kinh nghiệm, và họ nhận thức được sự khác biệt về “tình người” giữa xã hội miền Bắc với xã hội miền Nam.

       Những người không đồng tình, là những người vừa vào Nam chơi mấy hôm rồi về, hoặc đa số là những người chưa bao giờ bước chân vào miền Nam. Bởi:

       Họ chưa chứng kiến những người đi phát đồ từ thiện, sau khi trao quà xong thì cúi người xuống và nói lời cảm ơn những người nhận quà.

       Họ chưa từng thấy một gã xăm mình chận đứa bé bán vé số lại mắng yêu:  “Ba má mày đâu mà để mày lang thang vầy ?” Rồi mua cho nó tô mì hoàn thánh bảo nó ngồi xuống mà ăn. Đứa bé ăn xong, gã xăm mình mua hết xấp vé số của nó để nó về nhà sớm.

       Họ chưa thấy một thằng nhóc phì phèo điếu thuốc trên cặp môi thâm sì, với tiếng hét thân thương vào mặt người đàn bà từ tình nhỏ lên thành phố, đang lớ ngớ hỏi đường: “Thôi nói hoài bà cũng không biết, bà chạy xe theo sau tui đi, tui dẫn bà tới địa chỉ đó”.

-Người miền Nam là vậy đó. Họ rất chân thật, rất tình người, không một chút màu mè hoa mỹ.

-Còn người miền Bắc ra sao? Người miền Bắc chúng tôi luôn được đảng dạy rằng:

       Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng. Có sách mới, có áo hoa, là nhờ bác, nhờ ơn đảng.

       Đảng là kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ và hành động của người dân. Nói rõ hơn, người dân không cần suy nghĩ gì cả, vì có đảng suy nghĩ cho dân rồi, và đảng bảo làm gì thì người dân cứ làm theo đảng.

Nhờ đảng mà trong đầu thanh niên miền Bắc đầy những khái niệm:

- Miền Nam ăn bơ thừa, sữa cặn của Mỹ.

- Bọn Công Giáo theo ông Diệm vào Nam, nếu không có đảng (cộng sản) thì miền Nam giờ này vẫn còn dưới ách kìm kẹp của Mỹ- Ngụy. Chả vậy mà một cô sinh viên tuổi đời chưa tròn 20, phơi phới đòi đi giải phóng miền Nam lần nữa.

Cũng chính vì vậy mà họ luôn tự cho mình là bên thắng cuộc, và luôn tỏ ra trịch thượng.

       Với chiến lược giáo dục sai lệch và bóp méo lịch sử, đảng đã tạo nên mẫu người trong xã hội không biết phân biệt phải trái đúng sai, và trong giao tiếp nhân sự họ ăn nói y hệt mẫu người vô giáo dục.

       Lãnh đạo Việt Nam quá tự cao mà không rút ra bài học của Đại Hàn sau chiến tranh tại xứ sở này. Khi chiến tranh chấm dứt, Đại Hàn tan hoang đỗ nát, chớ không nguyên vẹn như miền Nam Việt Nam khi miền Bắc vào chiếm năm 1975.

       Vậy mà lãnh đạo Đại Hàn dẹp bỏ tự ái, mua sách giáo khoa của Nhật Bản -dù Nhật Bản là quốc gia thù địch- đem về dịch sang tiếng Đại Hàn và đưa vào trường học. Từ đó đến nay, Đại Hàn có được những tập đoàn sản xuất nổi tiếng thế giới, như: Sam Sung, Deawoo, Huyndai, ..v..v…

       Nhớ lại thời kỹ nghệ chưa phát triển, hàng hóa của Đại Hàn xếp trên kệ, chỉ để vui mắt chớ không mang lại lợi ích kinh doanh gì. Điển hành là du khách Phương Tây ghé thăm quầy hàng xem qua món hàng lưu niệm thủ công, nhưng không mua mà bỏ đi. Cô nhân viên đã dùng hết khả năng ngôn ngữ lẫn tay chân của mình, thậm chí là cả van lạy cùng với nước mắt, để người khách kia mua món hàng đó. Lợi nhuận món hàng có thể không phải là chuyện sống chết, nhưng cô bán hàng đang cố gắng giới thiệu hàng của quốc gia mình sản xuất ra thế giới.

       Du khách kia ra về, có thể không hài lòng với món đồ lưu niệm thô kệch, xấu xí, nhưng chắc chắc dấu ấn về một cô nhân viên cầu thị, có tinh thần tự tôn dân tộc sẽ khó phai mờ. Và biết đâu, trong những lúc trà dư tửu hậu, du khách đó vô tình quảng bá hình ảnh người Đại Hàn chịu thương, chịu khó, nhẫn nhục, để giới thiệu sản phẩm của họ cho thế giới.

       Không phải ngẫu nhiên mà có một Đại Hàn phát triển như ngày hôm nay. Không phải ai cứ sinh ra cũng sẽ tự tôn dân tộc như cô nhân viên bán hàng kia. Tất cả là do giáo dục. Đúng vậy. Giáo dục, không chỉ từ nhà trường và gia đình, mà còn từ xã hội và tự giáo dục. Tự giáo dục, tức là các hình thức thay đổi bản thân thông qua quan sát, học hỏi từ sách báo, ứng xử của những người chung quanh và nhận thức. Vào tuổi thành niên, mỗi người tự giáo dục mình.

       Nhưng hình như thanh niên miền Bắc không có được tài năng này. Họ đi du lịch chỉ để chụp hình khoe trên facebook, chớ không phải tìm hiểu để học hỏi về đời sống, con người, tập tục, văn hóa của một vùng đất lạ.

      Tôi là con Bắc Kỳ 1985, mong muốn người Bắc chúng tôi cố gắng học bài học “Lòng Nhân Ái” của người miền N am , để chúng ta cùng sống hòa đồng Nam - Bắc với nhau là quý rồi. Tôi chỉ cầu mong có vậy.

KẾT LUẬN.(Phạm Bá Hoa)

      Tôi chọn lọc và sử dụng bài văn bài thơ của các tác giả nói trên để mọi người Việt Nam nói chung, và Các Anh nói riêng, nhận thấy sự trái ngược giữa  con người trong xã hội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Các Anh, với con người trong xã hội Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi, dù Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi không còn nữa. Mục đích của tôi là giúp Các Anh dễ dàng nhận ra con người trên đất Bắc từ năm 1954, và trên toàn cõi Việt Nam từ năm 1975 đến nay, đã bị lãnh đạo cộng sản vùi dập dưới tận đáy của xã hội văn minh nhân bản, trong khi lãnh đạo cộng sản dối trá đến mức tận cùng của nấc thang dối trá về con người trong xã hội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, để đẩy người dân vào cuộc chiến tranh xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa theo lệnh của cộng sản quốc tế là Liên Xô, kế tiếp là Trung Cộng từ năm 1991 đến nay.

       Vậy, cách duy nhất để thoát khỏi Trung Cộng, là triệt hạ nhóm lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Từ đó, mọi người Việt Nam trong nước và hải ngoại, cùng nhau vá lại mảnh giang sơn đã rách loang lỗ, bởi những Hiệp Ước của Việt Cộng giao đất giao biển cho Trung Cộng, xóa tan những vệt da beo trên da thịt quê hương, mà hiện nay là những làng mạc có công nhân hay quân lính Trung Cộng mà người Việt bị cấm vào. Từ đó, khôi phục lại nền văn hoá nhân bản, khoa học, và phát triển một xã hội dân chủ pháp trị mà mọi người được hưởng một cách tự nhiên những quyền căn bản của mình.

       Tôi vững tin rằng, Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại -đặc biệt là Những Người cựu Lính Chúng Tôi- vẫn hết lòng hỗ trợ Các Anh và quí vị đồng bào làm nên lịch sử. 

       Hãy nhớ, “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Muốn được sống trong  Tự Do Dân Chủ, chính chúng ta phải tranh đấu, vì Tự Do Dân Chủ không phải là quà tặng./.

Texas, ngày 3 tháng 8 năm 2022

Phạm Bá Hoa                                      

Add comment

Security code
Refresh

Tìm bài theo vần ABC

No articles to show.